Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trên mọi ngóc ngách của đất nước đều có một nét ẩm thực riêng và mang màu sắc đa dạng và vô cùng phong phú. Đến các bản làng của người Mường, chắc chắn khách du lịch sẽ không ngừng trầm trồ thích thú về sự mới lạ và độc đáo của đặc sản cỗ lá nơi đây…
Cỗ lá – đó là món ăn đặc sắc, tinh hoa của người Mường được bày biện trên lá rừng – một loại lá chuối hay thay thế bằng lá dong sẵn có ở xứ Mường. Chúng được hơ qua than nóng vừa mềm dẻo vừa thơm của hương lá. Mỗi dịp đãi khách hay mỗi dịp mừng nhà mới, cưới hỏi, mừng thọ, ma chay… Hoặc mỗi dịp tết đến xuân về, chúng lại gợi hương vị ngàn xưa thương nhớ. Hãy cùng chúng tôi đến với nét văn hóa của dân tộc này nhé.
Cỗ lá của người Mường có từ bao giờ?
Cỗ lá tồn tại trong các bản làng của người Mường từ rất lâu đời. Người Mường ở Hòa Bình thường chuẩn bị, bày biện cỗ lá vào những dịp đặc biệt như lễ tết, cưới hỏi, ma chay. Sở dĩ cỗ lá có cái tên đặc biệt như vậy là bởi vì đây là món ẩm thực thức ăn được bày biện đẹp mắt như một mâm cỗ trên mặt lá chuối. Thức ăn để bày biện có thể là thịt lợn, thịt bò, thịt trâu, thịt gà tùy theo điều kiện của chủ nhà.
Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt, bất di bất dịch đó là mâm cỗ lá dù là thịt gì thì cũng chỉ có một loại và được chế biến một cách duy nhất đó là luộc. Bởi vì theo cách suy nghĩ của người dân nơi đây, chỉ có luộc thức ăn mới sạch sẽ, tươi ngon nhất, không dính dầu mỡ chiên xào, không lấm bụi than như nướng. Và cái hương vị thanh sạch ấy, ngon nhất không được đặt trên mâm kim loại mà phải bày trên lá chuối rừng mới cắt còn đọng sương đêm.
Ý nghĩa của cỗ lá
Cỗ lá không hề phức tạp, chỉ đơn giản là các món ăn của người Mường được bày trên lá. Tất nhiên đã gọi là cỗ thì không thể nào có dăm ba món. Số lượng thức ăn đa dạng trên mâm tương tự như một đĩa buffet cỡ lớn. Kết cấu xếp theo vòng tròn xung quanh trung tâm đã thể hiện tính cộng đồng, tình cảm yêu thương đùm bọc; hướng về gia đình của cộng đồng dân tộc miền cao.
Thường thức cỗ lá, người ta không chỉ nhận biết được mùi vị núi rừng mà còn cảm nhận được sự chân thành, văn hóa, phép tắc ứng xử của người Mường. Cỗ lá thường được người Mường bày biện vào những dịp đặc biệt như lễ cưới, may chay, Tết truyền thống,… Thức ăn được chọn tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ.
Song có một quy tắc bất di bất dịch trong mâm cỗ lá Hòa Bình, thịt phải được luộc, hấp. Theo tư duy của người vùng cao, cách thức nấu này sẽ giữ được hương vị nguyên thủy, sạch sẽ cho món ăn. Nó không lấm bẩn như nướng hay ngấy như chiên xào, khi ăn lượng lớn cũng không sợ bứ. Và cái vị tươi mát càng trọn vẹn hơn khi dùng lá lót thay vì mùi kim loại ám vào.
Mâm cỗ lá của người Mường được chuẩn bị khá công phu
Mâm cỗ lá của người Mường được chuẩn bị khá công phu theo các bước lần lượt. Để chuẩn bị, sáng sớm đàn ông nam thanh niên người Mường sẽ “hóa kiếp” cho những chú gà, lợn hay trâu bò đã được chọn nhốt vào chuồng từ đêm hôm trước.
Phần tiết sẽ được dùng để đánh tiết canh. Phần thịt, nội tạng sẽ được xẻ ra cho phụ nữ các cô gái người Mường chế biến món ăn. Món ăn phải đầy đủ các bộ phận từ tim, gan, dạ dày, lòng… cho đến các loại thịt: thịt vai, thịt mông, thịt chân giò, thịt mỡ… đến đầu, cổ. Món ăn phải đầy đủ và đa dạng, cùng loại như vậy mới có thể chứng tỏ được sự hài hòa, đầy đặn của mâm cỗ lá.
Khi các món ăn được chế biến xong xuôi, người phụ nữ cô gái người Mường sẽ bày biện vào mâm lá. Lá chuối không chỉ đơn thuần là lá chuối tươi được cắt tinh sương; mà còn phải chọn loại lá có tàu dày, mềm, dai và xanh. Cách xếp cũng tinh tế theo thứ tự. Không giống như người Kinh, thường xếp hỗn hợp, cỗ lá của người Mường từng phần thịt, từng bộ phận nội tạng được xếp khéo léo, đẹp mắt. Khi mâm cỗ lá được bày trí chuẩn bị xong xuôi. Được đem đi cúng tế tổ tiên, trời đất để tỏ lòng hiếu kính sau đó mới được thụ lộc thưởng thức.
Cỗ lá – Ăn một lần là nhớ mãi
Mâm cỗ lá của người Mường được làm từ những con vật gia đình nuôi nhốt; chăn thả tự nhiên chính vì vậy rất thơm ngon. Khi ăn cỗ lá người Mường thường chấm với muối trắng; thêm trái ớt cay xè và nhúm hạt dổi thơm nồng. Cái thơm ngon của thịt, của lòng mề hòa quyện với thứ gia vị đậm hương núi rừng; giúp cho miếng ăn thực sự trở thành một món ngon nhớ lâu. Ăn một lần mà cảm thấy nhớ mãi.
Tuy nhiên, theo cảm nhận của nhiều du khách; cỗ lá của người Mường giờ đây có nhiều cải biên khác trước. Món ăn không chỉ đơn thuần là các món luộc mà còn kèm thêm cách chế biến khác. Không chỉ có một loại thịt mà có thể có thể xen 2 loại thịt với nhau. Và có nhiều loại rau gia vị ăn kèm giúp mâm cỗ thơm ngon, đẹp mắt hơn.
Cũng giống như người Mông, người Thái ở Tây Bắc; dân tộc Mường là một dân tộc có nhiều nét văn hóa độc đáo. Góp phần làm nên bản sắc văn hóa đa dạng của đất nước Việt Nam. Nếu bạn có dịp đến với các bản làng người Mường; hãy thưởng thức một lần món cỗ lá độc đáo này nhé. Chắc chắn rằng, sự cầu kỳ tinh tế trong cách chuẩn bị đến hương vị thơm ngon khi thưởng thức cỗ lá. Sẽ còn vương vấn bạn trong rất nhiều năm sau nữa!