Giữa thời tiết giá rét những ngày tết ở miền Bắc, thịt đông là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp tết ở nơi đây. Cứ hễ tết đến xuân về, mọi gia đình miền Bắc lại chuẩn bị một nồi thịt đông để thưởng thức. Là món ăn đặc trưng của người miền Bắc góp phần làm phong phú nền ẩm thực 3 miền Việt Nam. Thịt đông được chế biến vào mùa lạnh vì thịt sẽ đông và giữ được lâu hơn. Nhưng với thời đại hiện nay món ăn này vẫn xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người miền Bắc. Để biết thêm về thịt đông – món ăn độc đáo ngày rét của miền Bắc hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi nhé!
Thịt đông – Món ăn độc đáo miền Bắc
Thịt đông là một món ăn khá độc đáo – chỉ ăn khi đã nguội lạnh và đông lại. Thường được sử dụng vào những ngày đông giá, khi xuân sang. Nó lại càng độc đáo hơn khi không ai để ý tại sao lại dùng một món nguội lạnh. Như vậy cho những ngày giá rét. Trong những ngày cuối năm bộn bề với trăm thức phải mua cho ngày Tết. Người phụ nữ miền Bắc không quên chuẩn bị nguyên liệu cho món thịt đông. Nguyên liệu để nấu thịt đông đơn giản từ thịt lợn, chủ yếu dùng thịt chân giò. Các gia vị cần chú ý là mộc nhĩ và hạt tiêu và một thứ không thể thiếu là bì lợn (nếu thiếu thì khó có thể nấu thịt ).
Nồi nước ấm đã chuẩn bị sẵn sau đó cho thịt. Bì lợn rồi nêm muối, hạt tiêu, mì chính, cho nước mắm ngon. Khi nồi thịt đông sôi được một lúc. Phải chú ý hớt sạch váng bọt trên nồi. Rồi lửa thổi lom dom hầm nhừ cả thịt lẫn bì. Mộc nhĩ thái nhỏ, bột tiêu cho vào, bắc ra. Những cánh hoa cà rốt tỉa sẵn được đặt vào bát nhỏ. Và múc thịt vào đó để nguội là ta đã được món thịt . Cầu kỳ hơn nữa là đặt những bát thịt vào chiếc mâm. Chờ sương lạnh buông xuống thì bưng ra đặt ở ngoài sân.
Là món ăn của những ngày giá rét
Theo như người xưa, làm như thế để món ăn hấp thụ khí lạnh, sương giá của khoảnh khắc trời đất giao mùa mới có được tinh nguyên của vũ trụ. Có nhiều câu hỏi đặt ra cho món ăn đặc biệt này, về việc giữa mùa đông lạnh lẽo, người ta không chọn món gì ấm nóng trong hằng hà sa số các món ăn truyền thống của xứ Bắc mà lại chọn thịt. Chưa cần phải tìm hiểu sâu xa. Mỗi việc nghe đến tên gọi thôi là cũng cảm nhận được độ lạnh của món ăn rồi.
Người dân nơi đây có 2 cách lý giải cho câu hỏi này. Thứ nhất là bởi xuất xứ từ thịt. Chất keo trong bì lợn tiết ra khi gặp nhiệt độ thấp mới làm đông lại được. Còn nếu nấu vào mùa hè, nhiệt độ cao, nóng nực như thế kia thì thịt đời nào đông được. Thứ hai là bởi sức khỏe của con người. Khi trời giá rét. Ai ai cũng đều cần nhiều năng lượng hơn để cơ thể hoạt động tốt. Và hiển nhiên, một món ăn quá nhiều đạm, chất béo như thịt thì vô cùng cần thiết.
Thịt đông thế nào thì ngon?
Để biết phần thịt đó ngon hay không. Nấu thành công hay không thì phải xem xét độ nhừ của thịt. Độ trong của nước và độ đông. Nếu đặt ra đĩa mà thịt “đứng” là đúng chuẩn. Hẳn cũng bởi thế mà có câu thành ngữ “im thin thít như thịt nấu đông”. Thịt thường được ăn kèm với dưa hành hoặc dưa chua. Thế nhưng ngon nhất và chuẩn nhất vẫn là ăn cùng với nước mắm thật nhiều hạt tiêu, cơm nóng (hoặc bánh chưng) và dưa bắp cải muối, thêm vài cọng rau cần. Vậy là ấm no ngày Tết!
Sự khác biệt của thịt đông ngày nay
Thịt đông ngày xưa được nấu cầu kỳ hơn nhiều. Ngày nay, món này đã có nhiều phiên bản khác nhau. Có nơi thì bỏ bớt mộc nhĩ, cho thêm nấm hương, có nơi thì nấu thịt ngan, thịt gà thay cho thịt lợn,… Từ xưa cho đến nay, người ta vẫn còn giữ gìn món ăn truyền thống này. Cứ đến dịp Tết, các bà, các mẹ dù cho bận rộn cách mấy cũng không bao giờ quên mua nguyên liệu về nhà làm món thịt đầu tiên. Cỗ Tết ngày xưa có thể thiếu giò, thiếu chả nhưng không thể thiếu thịt đông. Bây giờ, dù mâm cỗ Tết có phần thịnh soạn hơn rất nhiều thế nhưng món ăn này vẫn không bao giờ thiếu vắng.
Dù là cỗ Tết xưa hay Tết nay, món thịt đông vẫn luôn được các mẹ, các chị chuẩn bị chu đáo. Bề mặt của thịt trong, bên trong là những miếng thịt thơm ngon, sợi mộc nhĩ khi ăn giòn tan trong miệng. Ăn thịt cùng với bánh chưng, hoặc với cơm thêm dưa hành là đủ cảm nhận hết hương vị của ngày Tết.