Múa rối nước là loại hình văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Loại hình nghệ thuật này đặc biệt gắn bó với người dân ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Vì đây cũng chính là “cái nôi” cho ra đời loại hình nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối nước đã ra đời từ hơn 10 thế kỷ trước và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Điều đó biểu hiện cho sức sống và bản sắc của loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống này. Ngoài ra, múa rối nước cũng góp phần quan trọng tạo nên bản sắc cho nền văn minh lúa nước của nước ta. Cùng tìm hiểu về loại hình nghệ thuật này với những chia sẻ sau đây nhé.
Hành trình trở thành nghệ thuật sân khấu của Múa rối nước
Múa rối nước là hình thức dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Múa rối nước đã ra đời chừng hơn 10 thế kỷ trước ở vùng châu thổ sông Hồng. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Múa rối nước ra đời cùng nền văn minh lúa nước. Nhưng được hình thành và phát triển vào triều đại nhà Lý (1010 – 1225). Theo thời gian, nghệ thuật này được truyền từ đời này sang đời khác. Dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội. Trước khi chính thức trở thành nghệ thuật sân khấu, múa rối nước chỉ là hoạt động nằm trong các phường hội dân gian rải rác khắp thôn xóm. Được “nuôi lớn” bằng nhiệt huyết của người dân. Từ xa xưa, người Việt Nam đã chế tạo ra 3 dạng rối. Là rối đồ chơi, rối diều – rối gió và rối pháo.
Rối nước và trình diễn rối nước
Rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường. Người ta dùng mặt nước làm sân khấu. Sân khấu được dựng lên giữa ao, hồ. Với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã… Những con rối được làm bằng gỗ. Được đục đẽo với những đường nét cách điệu riêng. Sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau. Để làm tôn thêm đường nét, tính cách cho từng nhân vật.
Nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây sào, hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dưới nước. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó. Múa rối nước nhất định phải có âm nhạc. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, gây không khí với tiết tấu truyền thống giữ vai trò chủ đạo. Nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
Loại hình văn hóa truyền thống “đặc sản” của Việt Nam
Múa rối nước hiện nay đã trở thành “đặc sản văn hóa” Việt Nam. Các vị khách du lịch thường rất hào hứng trước những chương trình biểu diễn văn hóa khi đến thăm đất nước chúng ta. Mà đặc biệt là múa rối nước. Họ bị thu hút bởi “dàn giao hưởng dân tộc” gồm những nhạc cụ như sáo, bộ gõ, đàn bầu, đàn tam thập lục… Âm nhạc giúp gắn kết các tiết mục với nhau. Các nghệ nhân múa rối nước dựa theo tiết tấu nhạc mà điều khiển con rối lúc khoan thai, lúc sôi động.
Thời nay, các tiết mục múa rối ngày càng được đầu tư công phu hơn. Không đơn thuần là màn biểu diễn thô sơ của những nghệ nhân múa rối cùng các con rối của mình nữa. Loại hình nghệ thuật này còn là sự kết hợp ăn ý của dàn nhạc chèo. Và hệ thống ánh sáng, hiệu ứng khói, tia lửa… Khiến màn biểu diễn rối nước trở nên vô cùng sống động. Những nhân vật múa rối được điều khiển khéo léo và tài tình bởi những nghệ nhân “bí ẩn”. Thông qua các câu chuyện được nghệ sĩ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng; những gửi gắm vào đó mơ ước bình dị cho cuộc sống.… đã hoàn toàn chinh phục các vị khách nước ngoài.