Sài Gòn là nơi pha trộn hương vị của nhiều vùng miền với nhau. Nếu Hà Nội ăn phở, thì ở Sài Gòn cơm tấm là món ăn mà khắp ngõ ngách rộng lớn chắc chắn không thể thiếu ở thành phố này. Nhắc đến các món ăn trong ẩm thực 3 miền thì cơm tấm là món ăn quá đỗi quen thuộc với người dân miền Nam. Cơm tấm có mùi gạo dịu nhẹ hòa lẫn với mùi thơm của mỡ hành, thơm chả, thịt nướng cũng đủ để làm xao xuyến người thực khách. Hãy tìm hiểu thêm về cơm tấm qua bài viết về cơm tấm – món ăn dân dã mang hương vị Sài Gòn này nhé!
Cơm tấm được ra đời như thế nào?
Người Sài Gòn có thể thưởng thức tại tất cả các bữa trong ngày. Người Sài Gòn không thể quên được hương vị dai dai, thơm lừng của miếng sườn nướng quyện cùng mỡ hành rưới lên cơm. Tưởng chừng như một món ăn đơn thuần trong cuộc sống nhưng bỗng chốc lại trở thành nét đẹp văn hóa Sài Gòn từ lúc nào không hay.
Xuất hiện trong xã hội Việt Nam từ chế độ xã hội cũ. Trong thời kỳ Mỹ xâm chiếm Sài Gòn. Từ thời xa xưa, dành cho tầng lớp xã hội nghèo hoặc sinh viên không có tiền trang trải cuộc sống. Từ những hạt gạo tấm thừa, được để lại, người ta tận dụng để nấu thành cơm. Ăn cùng một số đồ ăn thừa để lót dạ. Và cơm ngày nay vẫn được nấu theo phong cách ngày xưa đó là dùng gạo tấm để nấu cơm. Kết hợp cùng sườn nướng, trứng ốp la, đồ chua và sốt mỡ hành béo ngậy. Tất cả đã tạo nên sự đặc biệt không thể tìm thấy tại bất kỳ món ăn nào.
Cái hồn của cơm tấm Sài Gòn
Cơm được nấu từ gạo tấm, hạt gạo bị bể, loại gạo không được xuất khẩu. Nên vùng Nam Bộ đồng bằng sông Cửu Long. Thứ gạo này lại được người dân ưa chuộng sử dụng vì bỏ đi sẽ rất lãng phí. Gạo tấm nấu thành cơm, ăn kèm với thịt sườn nướng, trứng chiên, hoặc chả trứng chưng và bì trộn. Rưới lên một muỗng mỡ hành và một chén nước mắm pha ăn cực ngon.
Hiện nay bạn có thể thấy ở khắp mọi miền. Nhưng cơm Sài Gòn vẫn có đặc trưng mà không nơi nào có được đó là nước mắm pha. Nước mắm ngon, pha chung với tỏi ớt, thêm gia vị như đường, bột ngọt. Nước mắm sệt hơn, hương vị đậm đà hơn.
Món ăn quen mặt với người Sài Gòn
Cơm tấm là một món ăn trở nên quá quen mặt với người Sài Gòn rồi. Chỉ cần chạy loanh quanh Sài Gòn là có thể bắt gặp rất nhiều quán cơm, bình dân có, nhà hàng cũng có luôn. Ghé vào một quán cơm lề đường, ngồi vào một cái bàn nhỏ. Gọi một dĩa cơm và ngắm cái cảnh khói bốc lên, uống một ly trà đá trong lúc đợi đĩa cơm của mình…
Là món ăn hết sức quen thuộc ở nơi đây. Quen thuộc đến nỗi, khi một người Sài Gòn đi xa có cảm giác như mình “bỏ rơi” một món ăn vẫn “làm bạn” với mình.