Sóc Trăng được biết đến là nơi có nền ẩm thực đa dạng, phong phú như lạp xưởng, bánh cống, bãnh pía,… Ở đây ai đã thưởng thức bánh pía Sóc Trăng rồi ắt hẳn cảm thấy đây là món đặc sản với hương vị vô cùng thơm ngon. Bánh pía là món ăn dễ lấy lòng người ăn, là đặc sản nổi tiếng ở Sóc Trăng. Nhắc đến ẩm thực 3 miền Việt chắc chắn sẽ có người nói đến món bánh pía này. Bánh pía Sóc Trăng – thương hiệu một vùng quê là món đặc sản khó cưỡng, thấm đậm hương vị đặc trưng nổi tiếng ở nơi đây.
Nguồn gốc của bánh pía
Tương truyền, bánh pía đã có mặt ở Sóc Trăng từ thế kỷ 17. Do người dân Triều Châu (Trung Quốc) di cư và mang sang Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình hòa hợp với ẩm thực người Việt, món bánh này đã dần dần có sự thay đổi đôi chút về nguyên liệu, công thức chế biến.
Rồi chẳng biết tự khi nào, món ăn này đã được biến tấu để phù hợp hơn với khẩu vị người Nam Bộ. Trở thành đặc sản miền Tây nói chung và đặc sản trứ danh của vùng đất Sóc Trăng nói riêng.
Những làng nghề làm bánh pía ở Sóc Trăng được hình thành từ rất sớm. Nổi tiếng nhất là vùng Vũng Thơm. Dần dần, món bánh hảo hạng này có mặt ở nhiều nơi hơn. Mở rộng diện tích sản xuất, trở thành thức quà vặt nổi tiếng mà người địa phương cũng mê, du khách phương xa cũng thích.
Nét độc đáo của bánh pía Sóc Trăng
Bánh pía là sản phẩm độc đáo của Sóc Trăng. Thưởng thức vài chiếc bánh cùng với ngụm trà gừng. Buôn đôi ba câu chuyện lại thêm ấm lòng du khách. Và thật đáng tiếc cho ai đến nơi đây bỏ qua dịp được nếm thử những chiếc bánh nhỏ nhắn mà thơm lâu này. Về Sóc Trăng, không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của những ngôi chùa cổ kính. Hay tham gia các lễ hội vui tươi, rực rỡ bản sắc ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer. Du khách còn được thưởng thức những món bánh ngon lạ của nơi này.
Đặc sắc nhất phải kể đến là bánh pía. Vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng. Đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ. Ẩm thực Sóc Trăng rất đa dạng phong phú với các đặc sản lạp xưởng, nhãn Vĩnh Châu, bánh cống, bánh pía… Những ai đã từng một lần nếm bánh pía đều khẳng định món này quá ngon và là thứ quà vặt không thể bỏ qua khi mang về biếu người thân. Nguyên liệu cũng chỉ bột mì, khoai môn, đậu xanh, sầu riêng, lòng đỏ trứng vịt muối, nhưng bánh pía Sóc Trăng có hương vị, cách trình bày riêng, không giống bất kì loại bánh nào.
Vị ngon khó cưỡng của bánh pía
Không phải ngẫu nhiên mà loại bánh này trở thành đặc sản miền Tây. Và được bày bán rất nhiều ở các trạm dừng chân hay dọc hai bên đường quốc lộ 1A. Bánh có vị ngọt béo đặc trưng của ẩm thực Nam Bộ. Có sự tinh tế cầu kỳ mang hơi hướng ẩm thực Trung Hoa. Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo nên một món ăn vừa dân dã, vừa sang trọng. Trước kia, bánh pía được chế biến từ đậu xanh, củ cải muối và mỡ heo. Tuy nhiên này nay, hầu hết các loại bánh pía đều là bánh nhân ngọt và có thêm trứng muối bên trong. Và một chiếc bánh cơ bản thường gồm 3 lớp: vỏ bánh, nhân và trong cùng là trứng muối.
Với người quen ăn ngọt, bánh pía Sóc Trăng là “món ruột”. Nhờ vị béo ngọt của nước cốt dừa, đậu xanh, sầu riêng cùng chút bùi bùi của nhân trứng muối. Còn với du khách ở các vùng khác không thích ăn ngọt. Bánh pía là món ăn khá đậm đà. Khi ăn cần kết hợp với ly trà nóng để trung hòa hương vị và đỡ bị ngán. Có thể nói để có những chiếc bánh pía đạt chuẩn người ta phải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ từ khâu làm bột cho đến khâu nướng.
Thú ẩm thực tao nhã
Điều là bánh không thể một lúc ăn được nhiều nhưng nếm lai rai thì không biết chán. Vào mùa Trung thu, người Sóc Trăng, trong lễ cúng trăng, không bao giờ thiếu bánh pía. Cái “hồn” của người dân vùng đất pha trộn bản sắc văn hoá Kinh, Hoa, Khmer thật thà chân chất.
Mùi thơm của bánh được tạo nên từ những trái sầu riêng tươi ngon được tuyển chọn kỹ càng. Những ưu điểm của bánh pía Sóc Trăng hoàn toàn được tạo nên từ sự cần cù lao động của người thợ bánh. Từ việc cán bột làm vỏ bánh sao cho nhuyễn mịn. Đến việc chọn những nguyên liệu tươi ngon nhất làm nhân. Xắt mỡ thật nhuyễn và tỉ mỉ nắn thành những chiếc bánh đều tăm tắp.
Bánh pía Sóc Trăng được ăn kèm với trà nóng thì không gì tuyệt bằng. Cắn một miếng bánh, hớp một ngụm trà, bạn sẽ cảm thấy độ ngọt của bánh hòa cùng vị đắng của trà tan ra nơi đầu lưỡi. Thú ẩm thực tao nhã này đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa Sóc Trăng.