Trung Thu là một ngày lễ tết Thiếu nhi được trông chờ của nhiều bạn trẻ nhỏ. Vào ngày rằm tháng 8 hàng năm, khắp nơi từ làng quê đến thành phố chúng ta lại nghe tiếng trống múa lân, múa rồng; cùng dòng người hò kéo nhau đi như trẩy hội. Qua năm tháng thì những hình ảnh quen thuộc vào ngày này như múa lân, cùng thưởng thức bánh Trung thu, chơi lồng đèn vẫn như vậy, không thay đổi.
Tuy nhiên, những món đồ chơi Trung thu truyền thống “ngày xưa” ít xuất hiện dần hoặc đã được cải tiến lên rất nhiều. Những món đồ chơi điện tử xuất hiện và thay thế chúng. Hãy cùng chúng tôi quay về thời xưa và khám phá xem ông bà cha mẹ thời đó bao gồm những món đồ chơi Trung thu truyền thống nào và có khác biệt gì nhé.
Làm lồng đèn chơi trung thu bằng giấy
Nhiều người đã lớn thì chắc hẳn sẽ không thể quên hình ảnh thời xưa rất mê những món đồ Trung thu truyền thống và vẫn hay vòi vĩnh cha mẹ mua cho vào dịp Trung thu như Lồng đèn ông sao tự làm lon ton trước phố. Khác như bây giờ, thời xưa không có điều kiện tiếp cận những món đồ chơi lồng đèn trung thu bằng điện tử gắn pin và cũng không có đủ loại đèn bằng nhựa.
Mà chỉ với những nan tre và giấy, lũ trẻ tụm 5 tụm 7 lại làm những lồng lồng đèn bằng giấy hình dạng ông sao, hình tròn có gắn cây đèn cầy ở giữa hay bắt đom đóm bỏ vào cùng nhau đón Trung thu cùng đoàn lân reo rao khắp ngõ xóm.
Tự làm những ngọn đuốc, đèn lồng bằng vỏ lon
Thời của ông bà chúng ta không có điện đường như bây giờ. Vì thế bọn trẻ con muốn có ánh sáng soi đường đi theo đoàn lân trong xóm; thì phải tự làm những ngọn đuốc bằng vỏ lon gắn vào thanh tre; hoặc cắt vỏ lon từng mảnh cột vào giây rước đèn đi khắp nơi. Hình ảnh những ngọn đèn lấp lánh trong đêm; hòa cùng nhịp trống tùng tùng là ký ức không thể nào quên, rất đẹp.
Tự làm đèn lồng Trung thu sẽ giúp các bé tạo ra những món đồ chơi thú vị từ những nguyên vật liệu vô cùng đơn giản như những lon sữa, lon bia bỏ đi hay từ những mảnh giấy màu đơn giản và chỉ cần một chút khéo tay là các bé đã có những chiếc đèn lồng Trung thu cực đẹp rồi.
Mặt nạ bằng giấy – Món đồ chơi trẻ con yêu thích
Một trong các loại đồ chơi ngày rằm tháng 8 truyền thống; bọn trẻ con nào cũng thích đó là mặt nạ bằng giấy. Bên cạnh đèn lồng và những món đồ chơi Trung thu truyền thống. Trẻ em thường rất thích thú với các loại mặt nạ; để đóng giả thành các nhân vật đáng yêu trong đêm Trung thu. Cứ dịp Trung Thu; lũ trẻ con chạy ra đầu hẻm nơi bán tạp hóa – thường thì dịp trung thu họ nhập về rất nhiều.
Lũ trẻ con tha hồ lựa chọn mua vài cái mặt nạ đeo vào chơi trò đánh giặc dưới ánh trăng rất vui. Đặc biệt, những đứa trẻ gia đình nghèo không có tiền chúng lấy giấy dùng kéo xắp hình con vật, hoặc lấy la cây làm mũ đội. Thay vì phải mua mặt nạ bằng nhựa không rõ nguồn gốc có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ, chỉ cần vài tờ giấy bìa màu, súng bắn keo, kéo… là ta đã có thể tự làm những chiếc mặt nạ xinh xắn trong dịp tết Trung thu.
Làm lân, rồng, sư tử,.. tự chế và múa quanh xóm ngày trung thu
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về hay rằm trung thu tháng 8. Những màn múa lân lại rộn ràng khắp làng quê hay từng góc phố. Lân được các nghệ nhân làm ra với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Chúng được bày bán khá phổ biến trên các dãy phố hay cửa hàng. Tuy nhiên, tự tay làm ra một con lân; thì không có gì có thể diễn ta được cảm xúc của mình.
Thời xưa, để mua được đầu lân rất khó, bởi phải đến những làng nghề làm lân mới mua được. Các anh thanh niên trong xóm mỗi khi múa lân phải dồn tiền cùng nhau cả mấy tháng liền; chạy đến nơi chuyên làm lân đặt họ làm cả tháng trời mới có. Ngày đó, nhìn thấy con lân, sư sử, rồng múa lòng sao xuyến lạ. Thường cứ lân vào nhà là trẻ con trốn chui trốn nhủi góc nào đó; mà khi lân đi rồi thì ráo riết chạy đi xem. Vì mua đầu lân rất khó, nên những đứa trẻ thời xưa; lấy cái thúng tre gắn cái mềm đắp gắn vào nhau; cái nắp nồi làm trống reo rao múa khắp xóm.
Những món quà tò he được ba mẹ tặng
Tò he là món quà vô giá của tuổi thơ, cứ mỗi lần đi học về ra cổng trường, chú bán tò he ngay trước đó, năn nỉ ỉ ôi bằng được ba mẹ, ông bà cho tiền mua. Những con tò he được nhồi nặn khéo tay từ bột gạo tạo ra “sản phẩm nghệ thuật”; đó hình là 12 con giáp, hình con lân, con rồng rất đẹp. Đứa nào đứa nấy đều muốn có nhân ngày Trung thu – đó là món quà tuổi thơ chẳng thể nào quên.
Quả thật các món đồ chơi dân gian Việt Nam vào ngày rằm tháng 8 “ngày xửa ngày xưa”; cũng rất thú vị đúng không nào? Các món đồ chơi ấy gắn liền với tuổi thơ của ông bà cha mẹ chúng ta, tuy dân dã nhưng rất lạ, đặc biệt!