So với nhiều loại rau củ khác, khoai tây là một loại nguyên liệu rất dễ bảo quản. Nếu bảo quản đúng cách, 1 củ khoai tây vẫn tươi ngon cả tháng trời. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường mắc một vài sai lầm như để chúng trong tủ lạnh hay rửa khoai ngay khi mua về… Nếu biết bảo quản đúng cách, 1 củ khoai tây tốt vẫn thơm ngon trong cả tháng, dù cho chúng được mua tại các cửa hàng siêu thị hoặc tự bạn trồng và thu hoạch. Điều này sẽ khiến cho khoai tây dễ bị hỏng hoặc mọc mầm và phải bỏ đi. Vì vậy, các bạn hãy áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây để có thể bảo quản khoai tây lâu hơn và không bị hư hỏng nhé.
Các mẹo bảo quản khoai tươi lâu hơn
Dành một vài phút để sàng lọc khoai tây cẩn thận
Để bảo quản khoai tây lâu hơn, hãy dành một vài phút để sàng lọc chúng cẩn thận. Tốt nhất là bạn nên loại bỏ ngay những củ bị dập nát hoặc có dấu hiệu hư hỏng để tránh làm hỏng lan sang các củ khác. Ngoài ra, những củ có vỏ ngoài màu xanh và thịt khoai đã mềm bị hãy bỏ ngay đi nhé, chúng là dấu hiệu khoai tây đang chuẩn bị mọc mầm đấy. Đồng thời, trong suốt thời gian bảo quản, bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên và lọc bỏ những củ đang có dấu hiệu hư hỏng.
Không nên rửa khoai ngay sau khi mua về
Nhiều chị em thường có thói quen sau khi khoai tây về thường rửa sạch rồi mới đem đi bảo quản. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến khoai dễ bị úng, dẫn đến hư hỏng hoặc độ ẩm cao sẽ kích thích mọc mầm. Vì vậy, bạn nên nên giữ khoai tây càng khô càng tốt. Nếu khoai dính nhiều đất cách, hãy dùng giấy khô lau nhẹ hoặc dùng bàn chải đánh răng cọ nhẹ nhàng để loại bỏ đất.
Sử dụng túi lưới, hộp có lỗ thông hơi hoặc rổ thưa để đựng khoai
Một nguyên tắc mà các chị em nội trợ nhất định phải biết. Để bảo quản khoai tây lâu hơn là không bao giờ bọc chúng trong túi kín. Cách đơn giản nhất là sử dụng túi lưới, hộp có lỗ thông hơi hoặc rổ thưa. Sau đó, bạn nên xếp từng lớp khoai tây một. Và cách nhau bằng một tờ giấy báo. Đồng thời, hãy để khoai tây ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Bởi độ ẩm cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khoai tây mọc mầm nhanh hơn.
Nên bảo quản khoai tây ở nhiệt độ phòng
Cách tốt nhất là nên bảo quản khoai tây ở nhiệt độ phòng, miễn là để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nhiệt độ tủ lạnh thường dưới 5 độ C. Vì vậy, khoai tây có thể bị thay đổi về màu sắc hoặc mùi vị. Khiến chúng mất thẩm mỹ khi chế biến và độ ngon khi ăn.
Khi bảo quản khoai tây cần lưu ý những điều gì?
- Nếu đã gọt vỏ khoai tây, hãy nấu chúng càng sớm càng tốt. Trong trường hợp không thể nấu ngay; bạn có thể cho khoai vào nước lạnh. Cách này có thể giúp chúng vẫn tươi ngon như mới sau 2-3 ngày.
- Không nên để khoai tây gần các loại trái cây như chuối, táo, lê… Các loại quả này thường tiết ra một chất hóa học gọi là ethylene… Sẽ khiến khoai tây nảy mầm sớm hơn nếu đặt gần..
- Nếu bạn muốn làm món khoai tây chiên ngon giòn, hãy thực hiện những bước như sau: rửa sạch, cắt nhỏ, luộc sơ. Để nguội và cuối cùng là cất vào ngăn đá tủ lạnh. Trước khi ăn, bạn chỉ cần đem khoai rã đông khoảng 10 phút rồi chiên khoai như bình thường.
- Không rửa khoai tây trước khi bảo quản: Mặc dù nó có vẻ như sạch sẽ, an toàn nhưng rửa nước lại làm cho chúng dễ bị thối rữa. Giữ khoai tây khô càng tốt trước và trong quá trình bảo quản. Nếu khoai tây của bạn bị bẩn, hãy chờ cho đất khô rồi dùng một cái bàn chải khô (như bàn chải đánh răng) hoặc miếng vải, cọ/ lau nhẹ để loại bỏ đất. Bạn chỉ nên rửa trước khi bắt đầu chế biến chúng.
Các dấu hiệu của một củ khoai tây cần loại bỏ
- Xanh: Vỏ khoai tây dần chuyển sang màu xanh, củ khoai sẽ bị mềm và hơi héo. Nguyên nhân có thể do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ có một chút xanh, hãy cắt bỏ phần xanh trước khi nấu.
- Khoai tây mọc mầm: Các chồi nhỏ bắt đầu phát triển kèm theo vỏ của chúng bị xanh và thịt khoai đã mềm. Nếu khoai không quá mềm và mầm không xanh thì bạn có thể cắt bỏ phần mầm. Để nấu nướng sớm nhất có thể.
- Khoai tây mục nát: Thịt khoai mềm nhũn và có thể có mùi. Hãy vứt bỏ ngay và thay thế bất kỳ tờ giấy nào đã chạm vào chúng.
Xem thêm những bài viết khác tại chuyên mục Mẹo hay nhà bếp.