Nghệ thuật hát trù hay gọi là ca trù là một thể loại âm nhạc cổ truyền có từ lâu đời và ăn sâu vào nhận thức của nhiều thế hệ dân tộc Việt Nam. Ca trù thực chất là một loại hình diễn xướng bằng âm nhạc bằng hình thức thính phòng được nhiều người ưa chuộng tại Bắc bộ và Bắc trung bộ. Ngoài ra loại âm nhạc này còn được gọi với cái tên khác như hát cô dâu, hát nhà trò và rất thịnh hành ở thế kỷ 15.
Ca trù là một loại hình âm nhạc kinh điển, được đánh giá là đỉnh cao của việc kết hợp thơ ca và âm nhạc. Mặc dù ca trù hiện tại không còn chiếm được vị trí như xưa nhưng nó vẫn mãi sống mãi với thời gian. Đồng thời là thứ âm nhạc vang vọng của quá khứ, một nét đẹp trong văn hóa nhạc cổ truyền Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết trong chuyên mục văn hóa Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn nhé.
Nguồn gốc của nghệ thuật ca trù
Ca trù có nguồn gốc rất xa xưa, theo sử có từ 700 năm trước. Theo dân gian thì có từ 1.000 năm, nhưng thịnh nhất là từ thế kỷ 15; có lúc được xem như là một loại ca trong cung đình; và được giới hoàng thân, quý tộc, văn nhân, tài tử yêu thích. Ca trù có thể xem là loại hình nghệ thuật phối hợp nhuần nhuyễn; đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc…
Ca trù bắt đầu có từ thời nhà Lê (thế kỷ XV) sau khi cây đàn đáy do Đinh Lễ (hay Đinh Dự theo một số Giáo phường) sáng chế ra. Ca trù là dạng nghệ thuật biểu diễn dùng nhiều thể văn chương; như thể phú, thể truyện, thể ngâm. Nhưng thể văn chương phổ biến nhất là Hát nói.
Ca trù còn có rất nhiều tên gọi. Tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát Ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu, hay hát nhà tơ… tuy nhiên dù có tồn tại ở dạng tên gọi nào thì sự tồn tại của Ca trù luôn gắn liền với các đào nương “không có đào nương bất thành Ca trù, khi nói đến Ca trù không thể không nói tới đào nương”.
Ca trù được đánh giá là đỉnh cao kết hợp của thi ca và âm nhạc
Nghệ thuật ca trù được đánh giá là đỉnh cao kết hợp của thi ca và âm nhạc. Ở thời điểm hiện tại, ca trù là một thể loại âm nhạc kén người nghe; nhưng nhìn về quá khứ. Ca trù từng có một thời hoàng kim với sự phát triển vượt bậc; so với nhiều thể loại của dân ca và nhạc cổ truyền khác.
Loại hình diễn xướng này cực kỳ phát triển tại các vùng Bắc Bộ; và Bắc Trung Bộ của Việt Nam vào thế kỷ 15. Ca trù từng một từng được diễn trong hoàng cung và được giới quý tộc và bộ phận tri thức yêu thích. Tiếng nhạc của ca trù cũng dễ dàng thu hút sự quan tâm của người dân bởi rất nhiều người có thể ê a vào nốt trong bài nhạc ca trù cổ điển hj thường hay nghe.
Hát nói được xem là thể loại văn chương phổ biến nhất trong ca trù. Bên cạnh các thể loại văn chương khác như phú, truyện,… Sự đặc biệt của ca trù nằm ở phần thanh; và phần khí khi đây thể loại hợp nhất của hai phần trên. Ngôn ngữ âm nhạc được sử dụng trong ca trù cũng vô cùng tế nhị và nhẹ nhàng.
Văn hóa nhạc cổ truyền trong đời sống ngày nay
Tháng 10.2009, Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể nhưng cần phải bảo vệ khẩn cấp, với 16 tỉnh, thành phố ở phía Bắc Việt Nam. Trong đó, Hà Nội hiện sở hữu “vốn” Ca trù nhiều nhất, phong phú nhất cả nước; với khoảng 14 CLB, nhóm Ca trù đang hoạt động. Một số CLB tạo được uy tín, tiếng vang lớn trong và ngoài nước như Giáo phường Thái Hà, CLB Ca trù Hà Nội, CLB Ca trù Lỗ Khê, CLB Ca trù Thăng Long…
Một phần trình diễn ca trù hoàn thiện cần có sự tham gia của 3 nhân vật; đó là ca nương hay còn gọi là đào. Người thứ 2 là kép và cuối cùng là quan viên. Cả 3 nhân vật này kết hợp tạo nên một bản xướng hoàn hảo; với âm thanh trong veo của đào. Tiếng đàn đáy phụ họa tiếng hát và tiếng trống chầu của quan viên.
Rất nhiều đoàn ca trù trẻ đã và đang duy trì nét văn hóa cổ truyền này tại Việt Nam. Bằng việc mở ra nhiều lớp học bồi dưỡng, các đoàn ca trù lớn; như Câu lạc bộ ca trù Thăng Long, câu lạc bộ ca trù Phú Thị, Câu lạc bộ ca trù Hà Nội,…
Giữa cuộc sống ồn ào, vội vã, rất nhiều người dân Việt đã trở về với thứ âm nhạc cổ truyền này. Để thưởng thức khoảng không gian thư thái và nhẹ nhàng đến từ thứ âm nhạc tao nhã. Dù không còn ở thời kỳ đỉnh cao nhưng Ca trù sẽ mãi là nguồn gốc. Và là dấu ấn của nền văn hóa và âm nhạc cổ truyền Việt Nam.