Thái Bình là mảnh đất với những cánh đồng bao la thẳng cánh cò bay. Nơi này luôn biết cách làm cho lữ khách phải mê mệt bởi ti tỉ điều dễ thương. Từ những con người nồng hậu, chân chất thật thà. Cho đến những danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử lâu đời.
Nhưng vùng đất quê lúa đâu chỉ có thế. Nơi đây còn là một thiên đường ẩm thực siêu hấp dẫn với vô vàn món ngon khó cưỡng sẽ khiến bạn phải mê mệt. Như chè, lẩu nướng, bún chả, canh cá, ốc và nhiều món ngon khác không thể kể hết. Đảm bảo một khi đã lỡ bước vào những con phố ẩm thực ở Thái Bình. Bạn sẽ khó mà rời đi nếu chưa thử thưởng thức các món ăn vừa ngon, bổ, rẻ tại đây. Hôm nay, chúng tôi sẽ đưa bạn đến với ẩm thực của vùng quê lúa qua các món ăn đường phố sau đây.
Bún bung Thái Bình dân dã, ngon miệng
Bún bung là món khá phổ biến ở miền Bắc. Nó thường xuất hiện bằng nhiều cái tên khác như: bún mọc, bún móng giò, bún dọc mùng. Nhưng lại khác với mọi nơi, bún bung Thái Bình độc đáo hơn. Bởi nhất định phải được nấu cùng hoa chuối, ăn kèm cùng viên chả thịt được gói cẩn thận trong lá xương sông.
Món ăn này gồm bún, nước dùng được nấu sườn lợn, mỡ nước, hành, mẻ và các gia vị mắm muối và hoa chuối. Vị chát của hoa chuối, béo ngậy của thịt, vị thơm của lá xương sông sẽ khiến bạn nhớ mãi. Điểm khác biệt của bún bung Thái Bình với bún bung nơi khác; là người Thái Bình dùng hoa chuối thay vì dùng dọc mùng.
Bát bún bung được dọn ra với những sợi bún trắng. Nước dùng màu hơi đục do chất nhựa tiết ra từ hoa chuối. Một chút cà chua đỏ, điểm vài lát thịt chân giò thái mỏng, chả xương sông, ăn kèm rau thơm.
Món này có hương vị ngọt ngào của nước dùng, béo ngậy từ thịt chân giò mà không ngấy. Lại thêm độ chát nhẹ nhàng với hoa chuối và mùi thơm lá xương sông. Bạn dễ dàng tìm thấy món ăn dân dã này ở trong các chợ quê, giá từ 20.000 đến 25.000 đồng một bát.
Canh cá Quỳnh Côi đơn giản, đậm đà
Món canh cá Quỳnh Côi là món ăn dân tộc dân dã của làng quê Quỳnh Côi, Thái Bình. Khi nhắc đến đặc sản Thái Bình người ta không thể nào bỏ qua được món canh cá Quỳnh Côi này. Khi đến đây, người ta dễ dàng nhìn thấy rất nhiều quán ăn bán món canh cá nổi tiếng này.
Cá sau khi chế biến được dùng làm canh với bánh đa hoặc cháo. Nước dùng và gia vị chanh, ớt, mùi tầu, thì là, rau răm. Sợi bánh đa dùng làm canh cá phải được làm từ gạo chiêm mùa trước. Sợi phải mỏng, mịn và dai thì bát canh cá mới ngon. Đặc biệt, thứ bánh đa trắng ngần này duy chỉ có miền quê Thái Bình mới có. Bạn khó có thể tìm thấy loại bánh đa này ở các khu đô thị cũng như các nhà hàng lớn. Mà chỉ có thể tìm thấy các khu chợ quê tại nơi đây.
Cảm nhận hương vị của miếng cá rán giòn. Nước dùng đậm đà hơi mằn mặn, mùi hăng hăng của thì là, húng bạc hà. Cùng những sợi bánh đa dai mềm đã làm nên món ăn đặc sản của vùng quê này khiến bao nhiêu người mê mẩn.
Bánh nghệ Thái Bình giản dị, hương sắc đúng chất của quê lúa
Thứ bánh có nắm tròn, nhỏ dài, màu vàng với hương thơm ngọt ngào, khó quên. Để rồi, khi lớn lên đi xa trở về thưởng thức lại, vẫn cái hình dáng và hương vị ấy. Ngọt ngào, thơm thảo đi cùng với cả một bầu trời ký ức tuổi thơ được ùa về theo. Vì thế, những ai là người con Thái Bình, không ai là không biết, không thích món bánh nghệ.
Gạo tẻ được ngâm cho mềm rồi xay thành bột. Bột phải đạt độ mềm, dẻo thì bánh khi làm xong mới ngon, dễ ăn. Trong cách làm bánh nghệ thái bình thì công đoạn xay bột là khó nhất. Xôi phải được hơi, mà việc này thì không phải ai cũng làm được để cho bánh ngon.
Sau khi bột được nhào nặn, người thợ khéo léo nặn thành những chiếc bánh. Nhân bên trong là hành, mỡ tóp được phi thơm lên. Cuối cùng là công đoạn hấp bánh, khi thấy mùi thơm bay lên nức mũi thì lúc đó bánh đã được. Khi làm xong, người thợ thường mà ra chợ bán, ăn nóng là ngon nhất. Không như các thức quà khác, bánh nghệ vẫn giữ nguyên cho mình một chỗ đứng tại các phiên chợ quê. Đặc biệt là vẫn giữa được nét đẹp, hương vị thơm ngon của người Thái Bình.