Rượu cần không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam, chắc hẳn cái tên của loại thức uống này bạn đã nghe một vài lần trong đời. Cho dù đây không phải là thức uống quen thuộc có thể dùng hằng ngày, thì hình ảnh những người dân tộc thiểu số miền núi với bình rượu cần ủ lâu năm, hình ảnh vò rượu luôn có mặt trong những lễ hội là một điều vô cùng quen thuộc. Không chỉ là một loại thức uống không thể thiếu và quan trọng trong các lễ hội, những dịp đặc biệt. Mà nó còn là một vẻ đẹp văn hóa mà các dân tộc thiểu số xây dựng và gìn giữ từ bao đời nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về rượu cần và ý nghĩa của chúng trong văn hóa Việt Nam nhé.
Tìm hiểu về “văn hóa rượu cần”
Rượu cần có từ xa xưa. Rượu cần của người Mường ở Hòa Bình là loại rượu nổi tiếng và làm nên thương hiệu. Bên cạnh những hương vị đặc biệt của loại rượu này, con người ta còn thiết kế nên cách thưởng thức đặc trưng của loại rượu này – thưởng thức bằng cần. Cần được làm bằng cây trúc hoặc thông nòng. Vị ngọt từ rượu chảy qua ống cần dài sẽ làm tăng hương vị của rượu, khiến cho mùi vị được ngọt ngào và quyến rũ hơn.
Đi sâu tìm hiểu về rượu cần mới thấy, bình rượu cần không phải là thứ vật dụng bình thường. Với người dân miền núi, bình đựng rượu là vật gia bảo, càng lâu càng trở thành của quý hiếm và có thể coi như một thứ của hồi môn. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy người miền núi trân trọng và nâng niu chiếc bình đựng rượu cần đến nhường nào.
Rượu cần là thức uống truyền thống tiêu biểu không thể thiếu trong các dịp lễ hội quan trọng của đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng đất Tây Nguyên. Đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Êđê thì dịp tết đến xuân về, những ché rượu cần đã dần trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp để gia chủ tiếp đón anh em, họ hàng, khách khứa đến thăm nhà trong những ngày đầu xuân.
Ý nghĩa của rượu cần trong cuộc sống người dân miền núi
Rượu cần luôn chiếm một vị trí quan trọng và gắn bó thân thiết trong cuộc sống thường ngày của đồng bào, được mọi người yêu thích và sử dụng. Rượu cần không chỉ là đồ uống bình thường mà đã được nâng lên thành “văn hóa rượu cần” gắn kết giữa cá nhân với cá nhân, xích lại gần nhau trong niềm vui cộng cảm, mở rộng và liên kết giữa cá nhân với cộng đồng làng xã.
Rượu cần với không gian rộng là rừng núi, phạm vi hẹp là ngoài bãi rộng đêm trăng hoặc trong nhà sàn…, môi trường diễn xướng có các nhạc cụ: khua luống, cồng, trống dàm… hỗ trợ với lời khặp thiết tha, bay bổng phản ánh tâm hồn gần gũi với thiên nhiên, họ luôn mở rộng lòng nhân ái với một triết lý “sống hòa”.
Qua lời mời rượu còn phản ánh tri thức về cuộc sống, cách ứng xử và giao tiếp lịch lãm, phong phú, sinh động và giàu nghĩa nhân văn. Rượu cần – thức uống dân dã đã được thiêng hóa. Giúp con người đối thoại với thần linh trong một không khí chân thành, cởi mở, dân chủ và bình đẳng. Đối thoại với thần nhưng mục đích chính là hướng tới con người và cõi đời. Lời mời uống rượu cần trong lễ tế thần mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cần gạn đục khơi trong nhằm bảo lưu và phát huy những giá trị tích cực phục vụ cuộc sống không chỉ cho hôm qua, hôm nay và cả mai sau.
Cần có những bước công phu để tạo nên một vò rượu ngon
Để có được một vò rượu cần ngon thì cần phải công phu từ khâu chọn nguyên liệu; chế biến đến cả khâu thưởng thức. Đầu tiên là khâu chọn gạo, gạo để nấu rượu cần phải là loại nếp Be của Điện Biên. Hạt nếp Be Điện Biên hạt dài, mẩy, căng trong và gạo lật, vẫn còn cám ở vỏ. Mùi thơm đặc biệt của loại nếp này; sẽ là nhân tố quyết định đến hương vị đặc trưng, thơm ngon của rượu cần.
Khâu chọn men cũng vô cùng quan trọng. Men nấu rượu cần là loại men lá đặc biệt và gia truyền của người dân địa phương. Mỗi một vùng miền, mỗi một dân tộc; người ta lại có cách chế biến và sử dụng men rượu khác nhau. Điều đó khiến cho hương vị đặc trưng; của từng loại rượu lại thêm rõ rệt.
Các loại men mà người miền núi thường sử dụng để nấu rượu cần; thường được làm từ nhiều loại lá rừng khác nhau; có thêm các vị thuốc bắc, ớt, gừng, vỏ trấu với một tỉ lệ đã được tính toán sẵn. Khi đã chuẩn bị xong tất cả nguyên liệu; người ta sẽ cho tất cả các nguyên liệu đó vào một nồi lớn để đồ. Sau khi gạo và trấu được đồ chín thì họ sẽ trộn thêm men; rồi ủ men trong một khoảng thời gian nhất định. Đủ thời gian đó, bạn sẽ thấy hỗn hợp men, gạo, trấu bị phồng lên nắp. Người ta thường dùng túi nilon để bọc lại và ủ tiếp. Khi hỗn hợp xuống hết, ngang miệng bình thì đó là thời điểm rượu cần có thể mang ra dùng.
Thưởng thức rượu cần cũng không hề đơn giản
Phải yêu lắm, trân trọng lắm, người dân miền núi; mới cẩn trọng từng ly từng tí với vò rượu cần đến như vậy. Làm ra rượu cần đã cần một sự cầu kỳ và tỉ mẩn nhất định; thưởng thức rượu cần cũng không hề đơn giản. Một bình rượu cần của người miền núi sẽ được cắm 6 chiếc cần trúc. Uống rượu cần thường đi theo các cặp: chẵn đi với chẵn, lẻ đi với lẻ.
Người ta dễ say sưa và dễ bị cuốn vào vò rượu cần bởi nó luôn đầy ắp. Rượu hết đến đâu thì nước lại được cho thêm vào miệng vò đến đó; sao cho mặt nước cho trong vò lúc nào cũng mấp mé tràn miệng vò. Có lẽ, chính vì thế mà rượu cần thực hiện rất tốt vai trò của mình; trong các lễ hội, những ngày quan trọng của gia đình, dòng họ.
Rượu cần phải uống đông mới vui. Người ta không chỉ say trong hơi men của rượu cần, mà còn say trong những lời chuyện trò. Những dòng rượu cần chảy đều đều trong cơ thể; như một thứ kích thích cho những câu chuyện của mọi người được thêm vui hơn, náo nhiệt hơn. Nét đẹp của người dân miền núi; đó là nét đẹp được tạo nên từ chính bàn tay, khối óc của họ. Những vò rượu cần thơm ngon, hòa quyện trong tiếng nhạc truyền thống; người ta hạnh phúc hơn trước những điều vô cùng nhỏ bé và thân quen.