Chiếc áo bà ba gắn liền với văn hóa người miền Nam

Chiếc áo bà ba gắn liền với văn hóa người miền Nam

Chiếc áo bà ba là trang phục truyền thống và mang nét văn hóa lâu đời của người dân Nam Bộ. Chiếc áo này mang nét đẹp bình dị và tượng trưng cho nét duyên dáng, mộc mạc và đằm thắm của người dân nơi đây. Còn trong thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược, hình ảnh áo bà ba lại tượng trưng cho sự mạnh mẽ, bất khuất của người dân Việt. Cùng với áo dài, áo tứ thân của người miền Bắc thì áo bà ba là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Cùng tìm hiểu về nét đẹp của những chiếc áo bà ba trong văn hóa Nam Bộ qua bài viết sau đây nhé.

Nguồn gốc của chiếc áo bà ba

Áo bà ba hay còn được gọi với cái tên khác là áo cánh. Nguồn gốc ra đời của áo bà ba có rất nhiều tư liệu ghi lại. Có người nói áo bà ba xuất hiện ở thế kỷ 19. Do nhà chính trị Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người đảo Penang. Trong cuốn sách Nghi thức và lễ bái của người Việt Nam, nhà văn Sơn Nam đã có giải thích rằng người Nam Bộ thích mặc kiểu áo vải đen của người Bà-ba nên gọi là áo bà ba.

Tuy nhiên thực tế không có dân tộc nào được gọi là Bà-ba. Mà chỉ có người Peranakan. Những người phụ nữ ở Peranakan có một loại áo cánh giống như áo bà ba gọi là kebaya. Như vậy có thể nói thông qua việc buôn bán, trao đổi hàng hóa thì người Việt Nam đã có giao lưu văn hóa với người Peranakan để có áo bà ba ngày nay.

Nguồn gốc của chiếc áo bà ba
Áo bà ba là loại trang phục được cách tân từ áo của người đảo Penang

Chiếc áo bà ba mang nét văn hóa truyền thống lâu đời

Áo bà ba gắn liền với người dân trong sinh hoạt

Áo bà ba đã gắn liền trong sinh hoạt đời sống thường ngày của người Việt xưa. Hình ảnh người con gái Việt mặc áo bà ba cùng với chiếc khăn rằn đã đi vào biết bao văn thơ của nhiều nhà văn nổi tiếng. Áo bà ba có những điểm đặc biệt rất riêng. Như: áo có 5 hoặc 6 nút, có hai túi ở phần dưới hai vạt trước. Ngày xưa, người ta thường dùng nút đồng hay nút xương tròn nên đơm khuy dài. Sau này, người ta thường dùng nút bằng sứ trắng hoặc màu. Hay nút nhựa thì có khuy xẻ.

Vật liệu chính của áo bà ba là vải, lụa, đũi bằng tơ tằm. Với màu sắc phổ biến nhất là màu đen. Vào thời kì hội nhập, áo bà ba cũng có nhiều sự thay đổi. Như áo được may bằng vải ú, vải sơn đầm, vải chéo go đe… Qua thời gian, bộ bà ba đã sự cải biến, cách tân. Để phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của thời đại. Tuy nhiên, những nét cơ bản như: tay dài, có hai vạt trước…vẫn được giữ lại.

Áo bà ba gắn liền với người dân trong sinh hoạt
Ngày nay bộ bà ba đã có sự cải biến, cách tân để phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của thời đại

Gắn liền với người dân cả trong những năm tháng kháng chiến

Hình ảnh chiếc áo bà ba đã đi cùng người phụ nữ Việt qua bao năm tháng. Không chỉ gắn liền trong sinh hoạt đời sống thường ngày của người Việt xưa. Mà nó còn xuất gắn liền với người dân cả trong những năm tháng kháng chiến gian khổ của dân tộc Trong giai đoạn lịch sử, hình ảnh các dì, các mẹ, các anh, các chú mặc đồ bà ba, khăn rằn, nón lá vùng lên mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến trường kì. Hay hình ảnh nữ tướng Nguyễn Thị Định (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm) vẫn còn lưu giữ ở bảo tàng. Với sự giản dị, gần gũi trong trang phục áo bà ba trong sinh hoạt đời thường. Và trong hành trình hoạt động cách mạng cứu nước.

Ngày nay, ở một số vùng nông thôn ở Nam Bộ người dân vẫn sử dụng áo bà ba. Không chỉ trong cuộc sống hằng ngày. Mà còn để phát triển du lịch. Những chiếc áo bà ba cách tân với nhiều màu sắc tươi đẹp. Đã thu hút được giới trẻ và khách du lịch đến với nơi này. Chiếc áo bà ba mang vẻ đẹp hiền hòa, đôn hậu và chân chất như tính cách vốn có của người dân Việt Nam. Đây là một trong những giá trị truyền thống lâu đời và cần được bảo tồn, giữ gìn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *