Theo các nghiên cứu khoa học, thanh long thuộc họ xương rồng, có nhiều chất có lợi cho cơ thể. Thanh long đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường vì loại quả này có thể kiểm soát lượng đường trong máu rất hiệu quả. Trong ẩm thực, trong đó có bánh mì thanh long là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon.
Bánh thơm và ngậy, ngon không kém gì mua ngoài tiệm. Công thức làm bánh mì thanh long mới ra lò. Tuy nhiên, thời gian gần đây nó đã gây “cơn sốt” lớn trên thị trường. Hãy cùng xem công thức làm bánh mì thanh long để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
Chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh lạ – Bánh mì thanh long
Bánh mì thanh long đang là một món bánh lạ được người dân săn lùng mua tại Hà Nội mùa Corona. Món bánh mì không chỉ mang ý nghĩa nhân văn giúp giải cứu nông sản cho người dân mà nó thực sự còn rất ngon và vị vô cùng đặc biệt. Cùng học ngay công thức dưới đây để trổ tài làm bánh của mình với món bánh mì thanh long độc đáo và đẹp mắt nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
Thanh long đỏ : 300 gram
Bột mì : 500 gram
Men nở : 5 gram
Đường trắng : 60 gram
Muối : 5 gram
Sữa đặc : 10 ml
Quy trình thực hiện và các lưu ý khi làm món bánh mì thanh long
Các bước làm bánh mì thanh long
Bước 1: Cắt nhỏ 1 quả thanh long đỏ khoảng 300 gram, cho vào tô rồi dùng tay bóp nhuyễn. Chuẩn bị tô lớn, cho vào 500 gram bột mì số 11, 5 gram muối; 60 gram đường, 5 gram men nở, 10ml sữa đặc và hỗn hợp thanh long đỏ. Trộn đều bột tạo thành một khối.
Lưu ý : Các mẹ không nên xay nhuyễn vì sẽ làm nát hạt thanh long nha. Có thể điều chỉnh độ ngọt của bánh bằng cách cho thêm đường hoặc không vì vị thanh long đã có sẵn vị ngọt tự nhiên.
Bước 2: Cho khối bột ra bàn, cho vào 50 gram bơ lạt đã cắt nhỏ rồi tiến hành nhồi bột. Nhồi đến khi khối bột dai, không còn dính; có độ đàn hồi và kéo được thành màng mỏng thì dừng lại.
Bước 3: Chia nhỏ khối bột thành 6 khối tròn đều nhau (mỗi phần khoảng 120gr). Dùng cây cán dài rồi cuộn lại, vê dài 2 đầu thành bánh mì dài. Ủ bột 2 tiếng đến khi bột nở gấp đôi.
Lưu ý: Có thể tăng lượng men để giúp bánh mì nở nhanh hơn. Tuy nhiên không nên tăng nhiều quá 2g men/100g bột mì vì như vậy sẽ làm bánh mì bị nồng mùi men.
Lưu ý khi nướng và cách điều chỉnh nhiệt độ khi nướng bánh mì thanh long
Bước 4: Bật lò nướng và làm nóng lò ở 190 độ C. Dùng dao lam rạch các đường chéo đều nhau trên bánh để tạo hình vân bánh mì, trước khi cho bánh vào lò xịt nước để làm ẩm bánh. Cho bánh vào lò nướng 190 độ C trong 5 phút đầu. Sau đó mở lò, xịt nước lần 2, dùng giấy bạc che phần trên để bánh không bị xém mặt. Sau đó hạ nhiệt độ xuống 170 độ C, nướng bánh trong 20 phút nữa.
Lưu ý: Xịt nước vào bánh mì sau khi nặn thành hình giúp vỏ bánh bên ngoài khi nướng sẽ giữ được độ mềm. Không nhanh cứng mà bột bên trong vẫn có thể nở đều.
Bước 5: Vậy là các mẹ đã tự làm được những chiếc bánh mì thanh long màu đỏ hồng thơm phức đã hoàn thành rồi. Vỏ bánh có màu đỏ hồng của thanh long rất bắt mắt, phần ruột bánh thì cực kỳ thơm và mềm.
Cách dùng và kết luận công thức món bánh mì thanh long
Cách dùng: Món bánh mì thanh long này ăn không hoặc chấm sữa cũng đều rất ngon. Đừng quên lưu lại và trổ tài để chung tay “giải cứu” thanh long cùng bà con nông dân Việt Nam nhé.
Kết luận công thức
Nguyên liệu : 6
Thực hiện: 1h
Phần ăn: 4 người
Độ khó: Trung bình
Mục đích: Ăn gia đình
Cách thức thực hiện: Quay – Nướng
Chúc các mẹ có thêm công thức làm bánh mì nữa thật ngon cho bé và gia đình bạn!
Kết luận
Không được bỏ qua công đoạn phun nước lên mặt bánh sau khi tạo hình. Mục đích của thao tác này là để giữ cho vỏ bánh khi nướng được mềm, không bị cứng còn phần bột bên trong nở đều.
Nếu muốn bánh nở nhanh, bạn có thể tăng lượng men nhưng không cho quá 2 gram men/100 gram bột vì bánh sẽ bị nồng mùi men. Thời gian nướng có thể thay đổi tùy vào trọng lượng của bánh. Với cách làm bánh ở trên, hi vọng bạn sẽ có thêm một món ngon để thưởng thức cùng người thân và bạn bè mình.