Hấp dẫn với các món ăn đường phố lạ miệng tại Lạng Sơn

Bánh áp chao

Lạng Sơn được du khách xa gần biết đến không chỉ là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Mà còn là vùng đất với nhiều món ăn đặc sản, đậm đà hương vị quê hương. Trong mỗi đồ ăn, thức uống, trái cây đặc sản ấy ẩn chứa những nét văn hóa đặc trưng. Là tính cách, là phong vị, là thành quả của cả một quá trình lao động sản xuất sáng tạo. Nét phong tục, tập quán và những tri thức dân gian quý báu mà vẫn được người dân bảo tồn, gìn giữ và duy trì từ bao đời nay. Đến với mảnh đất phía Đông Bắc của Tổ quốc, bạn không thể không thử qua các món ăn sau.

Phở chua đặc sản Lạng Sơn

Hà Nội nổi tiếng với phở bò, phở cuốn thì Lạng Sơn cũng có một loại phở rất đặc trưng đó là phở chua. Phở chua là món ngon đặc sản Lạng Sơn chính gốc. Không chỉ có mặt trong những bữa ăn ngày tết. Phở chua còn là món quà thiết đãi khách quý đến chơi nhà của người dân xứ Lạng.

Phở chua Lạng Sơn
Phở chua vừa béo vừa bùi lại ngọt ngọt chua chua khiến thực khách ăn rồi lại muốn ăn nữa

Nguyên liệu chính để chế biến ra món phở chua thần thánh vô cùng công phu. Bánh phở, thịt lợn, khoai lang, khoai môn, thịt xá xíu, gan lợn, gà xé, dưa chuột, lạp xưởng,… tạo nên món phở chua trứ danh. Các nguyên liệu sau khi được sơ chế kỹ càng. Lạc rang giã nhỏ, thịt lợn luộc thái lát rồi ướp gia vị và dán lên. Khoai thái chỉ rồi sau đó cũng chiên giòn,…Cuối cùng, xếp bánh phở ra tô rồi bày lần lượt topping lên và chan nước dùng béo ngậy.

Ăn phở chua không nên vội vã, phải từ từ nhấp nhá thì mới cảm nhận được rõ hương vị của từng loại nguyên liệu. Tùy theo khẩu vị từng người mà có thể vắt chanh và thêm ớt, sa tế để thêm đậm đà. Phở chua vừa béo vừa bùi lại ngọt ngọt chua chua ăn rồi lại muốn ăn nữa. Kết hợp với bánh tráng thì đúng là combo đúng chuẩn cho những ngày hè, ngày thu.

Vịt quay Lạng Sơn

Đến với xứ Lạng, chẳng mấy ai bỏ qua được món vịt quay nổi tiếng với vị thơm ngon riêng biệt khó có thể thưởng thức được ở nơi khác. Đây là đặc sản của núi rừng Lạng Sơn nhưng ngày nay, món ăn này đã trở nên phố biến đối với những người phố thị. Thịt vịt nấu cùng lá mắc mật mang đến mùi thơm đặc trưng của lá. Kết hợp cùng vị béo, ngọt của thịt. Ai ăn vào cũng phải tấm tắc khen.

mắc mật (móc mật, mác mật) được sử dụng cùng thịt vịt thường sẽ là lá non, có tinh dầu thơm. Nhờ đó sẽ khử được mùi hôi của thịt vịt, chống ngấy khi ăn. Vịt quay là giống vịt bầu Thất Khê. Khi ăn vịt quay, dân địa phương không bao giờ dùng nước mắm hay xì dầu. Họ có một loại nước chấm tự mình pha chế. Đó là thứ nước sóng sánh lấy từ bụng con vịt đã được quay chín cùng với một vài vị độc chiêu “bí truyền”. Vịt được chặt ra từng miếng, hoặc dùng tay mà xé; béo mà không ngấy, ngọt mặn và có chút gì như nhân nhẩn chát, đắng của lá rừng.

Vịt quay lá mác mật
Vịt quay lá mác mật cực bắt mắt với màu của mật ong

Nem nướng Hữu Lũng

Ở Việt Nam chẳng thiếu địa phương có nem nướng ngon. Tuy nhiên nem nướng Hữu Lũng lại có một đặc trưng rất riêng cuốn hút người ăn. Nem nướng Hữu Lũng mang phong cách làm nem của người miền núi.

Nem nướng Hữu Lũng nhìn ngoài không khác gì mấy nem chạo. Mỗi cuốn nem to gần bằng cổ tay người lớn, dài khoảng một gang tay. Người ta gói nem bằng lá chuối xanh, bên trong nhân gồm thịt lợn nạc, bì lợn, bột thính và nêm thêm gia vị cho vừa ăn sau đó buộc lại bằng lạt. Để nem trong điều kiện tự nhiên khoảng 2,3 ngày là bắt đầu chế biến ăn được rồi. Gọi là chế biến thế thôi chứ thực chất chỉ là đem nem nướng trên bếp than hồng cho đến khi lớp là chuối cháy xém và đều ở các mặt là bóc ra ăn được.

Nem nướng Lũng Hữu Lạng Sơn có mùi vị đặc biệt. Vị chua ngai ngái kết hợp cùng hương thơm nức mũi khi nem được nướng lên hòa quyện vào nhau rất nhuyễn. Vắt thêm chút chanh ăn kèm với chút ớt hương vị nem sẽ thêm thăng hoa.

Nem nướng Hữu Lũng
Nem nướng Hữu Lũng được chế biến theo phong cách làm nem của người miền núi

Bánh áp chao

Bánh áp chao được làm từ thịt vịt thôi nhưng cách chế biến lại vô cùng độc đáo. Thịt vịt trước hết được lọc xương rồi luộc sơ qua. Tẩm ướp đầy đủ các loại gia vị rồi bọc bột ở phía ngoài. Lớp bột mỏng vừa đủ để bao trọn được thịt và chiên lên bột không bị vỡ ra. Bột được làm từ bột nếp và thêm chút bột gạo tẻ mới đủ độ dai mà ăn không bị ngán.

Bánh áp chao chiên đến độ thì vàng đều và tỏa ra mùi thơm hấp dẫn. Cắn miếng đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được vị vừa giòn vừa dẻo của bột nếp. Cắn đến miếng thứ hai là thấy được vị ngon ngọt của miếng thịt vịt chín đều. Để đỡ ngán, người Lạng Sơn hay ăn kèm bánh áo chao với rau sống và nước chấm chua ngọt. Cho thêm vài lát dưa món vào nữa là đúng bài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *