Nghệ thuật múa lân sư rồng – Hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu

Múa lân sư rồng - Hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu

Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm diễn ra một ngày lễ mà mọi người ai ai cũng mong chờ đó là tết Trung Thu. Trung thu mang theo những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc và hình dáng cùng với những buổi rước đèn rộn vang tiếng cười của những đứa trẻ hay mâm cỗ trông trăng sung túc, ấm áp bên gia đình và người thân, bạn bè…Bên cạnh đó chắc hẳn bạn cũng đang mong chờ một hoạt động với những tiếng trống đì đùng, tiếng kèn xập xình nô nức đã làm nên mùa Tết Trung Thu trọn ven đó chính là nghệ thuật múa lân sư rồng mang ý nghĩa mang đến bình an, thịnh vượng cho mọi nhà.

Sự ra đời của nghệ thuật múa lân sư rồng

Truyền thuyết kể rằng, múa lân trong dịp tết Trung Thu bắt nguồn từ sự tích Phật Di Lặc hạ phàm để chế ngự lân bảo vệ dân làng. Trong nghệ thuật múa lân lúc nào cũng xuất hiện một ông bụng phệ, khuôn mặt tròn trĩnh, đầu hói, tay cầm quạt mo, miệng cười ngoác tận mang tai, lúc nào cũng vui vẻ khác hẳn với vẻ hung hãn của chú lân. Người ta thường gọi đó là ông Địa, chính là Đức Phật Di Lặc hóa thân để chế ngự con lân hung hãn.

Lân là một loài thú hung dữ, hay xuất hiện vào dịp Trung Thu để phá phách nhưng may thay ông Địa đã lấy cỏ linh chi trên núi cao cho lân ăn và hàng phục được nó, biến lân trở thành con thú hiền lành, không quậy phá dân làng và chuyển sang ăn các loại thực vật. Chính từ đó, cứ mỗi dịp rằm tháng 8 ông Địa lại dẫn lân đi vui Tết Trung thu cùng mọi nhà để ban phước lành, ban may mắn thịnh vượng. Lân xuất hiện ở đâu, tà ma bị loại trừ, cư dân hạnh phúc, đất đai sẽ màu mỡ.

múa lân sư rồng
Múa lân sư rồng thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết. Đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu

Múa lân sư rồng thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết. Đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Múa Lân – Sư – Rồng không chỉ đơn giản là một môn nghệ thuật đường phố không thường mà còn là sự tranh tài giữa các đoàn múa lân sư rồng đến từ các nơi khác nhau. Màn trình diễn của đoàn lân sư rồng sẽ khác nhau tùy thuộc vào không gian biểu diễn, ý nghĩa của lễ hội mà đoàn lân sư rồng sẽ chọn ra bài múa sao cho phù hợp.

Múa lân sư rồng trở thành hoạt động không thể thiếu để khuấy động không khí

Chính vì những nét văn hóa tốt đẹp đó mà Trung Thu hàng năm. Múa lân sư rồng trở thành hoạt động không thể thiếu; để khuấy động không khí và đem lại những màn trình diễn hấp dẫn cho các em nhỏ trên khắp cả nước. Có hai loại hình khi tham gia múa lân chính đó là “Thiên tài”; những màn múa lân không chạm đất. Sử dụng các cột trụ, bục được chế tạo sẵn và “Địa bảo”; là những màn múa lân phô diễn kĩ thuật.

Ngoài ra, đây còn là những loại hình giải trí không thể thiếu trong một số sự kiện chẳng hạn như công ty tổ chức lễ khai trương. Đây cũng chính là tiết mục khai màn đầy ấn tượng và có sức khuấy động không khí cực kì hiệu quả, nhất là đối với những event có sự tham dự của đối tác nước ngoài.

Múa lân
Múa lân sư rồng trở thành hoạt động không thể thiếu

Tùy thuộc vào chiều dài lân cũng như các các kĩ thuật biểu diễn; mà số người tham dự có thể dao động từ 2-4 người. Nhằm mang đến những màn trình diễn mãn nhãn cho người xem. Đà Nẵng là Thành phố thường xuyên đăng cai tổ chức thi đấu lễ hội lân sư rồng; vào dịp Trung Thu hàng năm với trên 30 đội tham gia cả trong và ngoài nước. Nếu có dịp du lịch Đà Nẵng trong lễ này thì bạn đừng nên bỏ qua; những trận đấu đỉnh cao nhé!

Đây là văn hóa truyền thống độc đáo và mang ý nghĩa tốt đẹp vào ngày Trung Thu

Những chú lân có vẻ ngoài “hầm hố” nhưng thực chất lại rất đáng yêu và ngây ngô.  Các em nhỏ lần đầu tiếp xúc với chú lân nhiều màu trắc đều tỏ ra khá sợ sệt. Nhưng với tiếng trống lân rộn vang tưng bừng; và ông Địa vui tính đã xóa tan nỗi sợ của các bé. Những ánh mắt thích thú khi được mân mê bộ lông mềm mại. Đôi tay bé tí muốn sờ thử sừng lân hay những nụ cười khoái chí; khi lân trổ tài biểu diễn những màn nghệ thuật đỉnh cao.

Tết Trung Thu là sự hòa hợp của mâm cỗ đủ vị, bánh trung thu ngọt bù;, âm thanh vang lừng của khúc nhạc múa lân và cả sự hết mình cùng với cộng đồng. Nét đẹp truyền thống ấy không chỉ mang đến niềm vui; cho các em nhỏ mà còn đem đến niềm vui cho cả gia đình. Lưu giữ cho con những ký ức tuổi thơ đầy màu sắc vào dịp Tết Trung Thu.

Hy vọng hoạt động múa lân sư rồng trong đêm hội trăng rằm; vẫn sẽ được bảo tồn và phát huy hơn nữa. Để các em thiếu nhi về sau sẽ luôn biết được rằng; Việt Nam ta có một nét văn hóa truyền thống độc đáo. Và những ý nghĩa tốt đẹp của ngày lễ Trung Thu.

Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Văn hóa Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *