Ốc Sài Gòn – Món ăn hút hồn thực khách

Ốc Sài Gòn - Món ăn hút hồn thực khách

Đi khắp Sài Gòn, chắc chắn bạn sẽ thấy rất nhiều quán ốc với vô số các loại ốc nhìn trông đơn giản và mộc mạc. Từ lâu, ốc Sài Gòn đã trở thành nét đẹp văn hóa nơi đây bởi hương thơm, mùi vị hay ngay cả cách chế biến đa dạng. Ẩm thực 3 miền là nơi hội tụ tất cả các tinh hoa đên từ các vùng miền khác nhau. Sài Gòn lại là nơi tự hợp những con người từ vùng miền khác nhau. Ấy vậy mà món ốc lại được lòng mọi thực khách ở đây với nhiều hương vị chua cay mặn ngọt khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu thêm ốc Sài Gòn – món ăn hút hồn thực khách này nhé!

Ốc Sài Gòn – Nơi dừng chân lý tưởng

Chẳng ai có thể giải thích được món ốc du nhập vào thành phố nhộn nhịp nhất cả nước này khi nào. Chỉ biết rằng, đã từ lâu, những hàng quán từ vỉa hè đơn sơ đến nhà hàng sang trọng phục vụ vô vàn những món ốc đã trở thành nơi dừng chân lí tưởng để tụ tập bạn bè của người dân nơi đây.

Người Sài Gòn đôi lúc không xem ốc như món quà vặt, ăn chơi mà có thể ăn thay cho cơm trưa, cơm chiều. Thông thường, những quán ốc được phục vụ tầm khoảng chiều tối cho đến tận khuya. Khi phố lên đèn, mọi người kết thúc một ngày tất bật thì cũng là lúc họ í ới gọi nhau đến những hàng ốc quen thuộc để tụ họp; râm rả những câu chuyện. Từ những xe ốc đẩy bình dân chỉ với cái bếp nhỏ để chế biến đến các hàng quán; với vô vàn loại ốc đang chực chờ thực khách gọi tên cho hết; tất cả tạo nên một văn hoá ẩm thực bình dị cho Sài Gòn về đêm.

Ốc Sài Gòn - Nơi dừng chân lý tưởng
Vô vàn các loại ốc được chế biến khác nhau tạo nên một văn hoá ẩm thực bình dị

Ốc Sài Gòn – Thiên đường khám phá đồ ăn

Một thách thức cho thực khách là kể tên được hết tất cả các loại ốc ở Sài Gòn. Tất cả các món ốc từ bình dân đến đặc sản của cả ba miền đều “di cư” vào; cứ ngỡ nơi này là thiên đường ốc. Chỉ tính riêng theo tên gọi thông thường thì có cả chục loại ốc khác nhau, nào là ốc hương; ốc nhảy, ốc giác, ốc mỡ, ốc bông, ốc dừa, ốc bươu,… Bên cạnh đó còn những loại ốc gây tò mò từ cái tên như ốc vú nàng, ốc móng tay.

Nếu chỉ nhắc đến ốc thì có phần bất công; bởi những món hải sản khác như sò; nghêu, mực, chem chép,… cũng góp phần tô điểm cho sự trù phú của văn hoá ốc. Bởi thế, các hàng ốc luôn biết cách giữ chân thực khách bằng thực đơn vô vàn các loại ốc và hải sản để họ phải đắn đo không biết chọn bao nhiêu món cho đủ.

Người Sài Gòn vốn thích đậm đà, vậy nên các món ốc thường được xào với các loại sốt đa dạng đặc trưng: sốt me, trứng muối, bơ tỏi,… vị mặn ngọt chua cay có đủ cả. Khác với kiểu ăn ốc ở miền Bắc, thường là ốc bươu, ốc gạo, hay còn gọi chung chung là ốc to, ốc nhỏ được luộc, hấp hoặc xào cùng sả, lá chanh,… hương vị chính là nhạt nhạt thanh dịu, ăn kèm với sung muối và nước chấm ốc chua ngọt.

Ăn ốc Sài Gòn cũng là cả nghệ thuật

Thú vui mỗi khi thưởng thức ốc là cách ăn sau cho đúng điệu với mỗi kiểu. Chẳng hạn đĩa ốc xào tỏi luôn mềm thơm, vừa lẫy ốc vừa quệt mút nước xào mặn ngọt sền sệt; nhưng nếu là cháy tỏi thì món ăn lại hấp dẫn ở lớp tỏi và muối được xóc đến khô rang; bám quanh thân ốc. Thế nên người ta mới có thói quen vừa ăn ốc; vừa ngậm vỏ để hoà tan lớp tỏi muối ớt cay cay mằn mặn kia.

Món ốc len xào dừa lại gây khó dễ bởi mỗi lần hút phải bở hơi tay nhưng cũng có lúc chỉ “chụt” nhẹ là con ốc lại chui tọt vào cổ họng. Còn như món ốc dừa xào bơ cay thì con ốc bé tẹo tèo teo; ăn chả thấm vào đâu nhưng ngồi khều được miếng thịt ốc ra khỏi lớp vỏ cứng đầy công phu thì thú vị vô cùng.

Ăn ốc Sài Gòn cũng là cả nghệ thuật
Thú vui khi thưởng thức ốc là cách ăn sao cho đúng điệu với mỗi loại ốc

Những đĩa ốc mộc mạc giản dị

Có thể nói, ốc Sài Gòn đã quy tụ được sự bình dị; dân dã như chính người dân nơi đây nhưng lại tinh tế và sáng tạo trong cách chế biến và hương vị. Dạo một vòng phố về đêm, hình ảnh những chiếc bàn tụ tụ tập bên đĩa ốc; đĩa sò nóng hổi đã trở nên quá đỗi quen thuộc.

Người Sài Gòn xem ốc là đời sống tinh thần giúp họ xua tan những bận rộn; tất bật của cuộc sống. Và vì cái sự phong phú và đặc sắc ấy; sẽ chẳng ai có lý do gì để ngần ngại mà từ chối một lời mời đi ăn ốc; thưởng thức một nét văn hóa ẩm thực bình dân mà độc đáo của đất Sài Gòn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *