Văn hóa lịch sử Việt Nam thể hiện qua một số nét tiêu biểu sau

Văn hóa lịch sử Việt Nam

Văn hóa của người Việt gắn liền với quá trình lịch sử hàng ngàn năm vừa đấu tranh chống các kẻ thù xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc vừa xây dựng đất nước. Trên quá trình dài đó, 54 thành phần dân tộc khác nhau đã cùng chung tay. Điều này cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa đất Việt. Vì vậy nên có thể nói rằng lịch sử dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng đã góp phần tạo nên sự độc đáo và ấn tượng cho văn hóa Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến các bạn một số nét tiêu biểu nhất về văn hóa lịch sử Việt Nam.

Chiếc nón lá trong lịch sử văn hóa Việt Nam

Khi nhắc đến những nét đặc sắc trong văn hóa lịch sử Việt Nam thì không thể nào bỏ qua được những chiếc nón lá. Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều. Người Việt đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Dần dần chiếc nón lá đã trở thành vật dụng cần thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nón lá được làm từ những nguyên liệu đơn giản và sẵn có như lá cọ, lá nón, tre,…Nhưng qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng của nhiều làng nghề truyền thống trong hàng thế kỷ qua.

Có thể nói rằng, chiếc nón lá đã trở thành một vật không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung. Đã từ lâu, chiếc nón lá đã theo chân người phụ nữ miệt vườn. Cùng với chiếc xuồng ba lá, bồng bềnh theo con nước lớn, dầm dãi nắng mưa sớm chiều. Chiếc nón lá là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với mọi người. Nó không chỉ vừa đội đầu che mưa, che nắng. Mà hơn thế chiếc nón đã là một trong những cảm hứng sáng tác thơ ca của nhiều tác giả. Chiếc nón lá góp phần tạo nên vẻ đẹp duyên dáng. Và trở thành biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Hình ảnh người phụ nữ đội nón lá đã trở nên quen thuộc
Chiếc nón lá là hình ảnh quen thuộc và gần gũi trong văn hóa Việt Nam

Văn hóa lịch sử Việt Nam thể hiện qua ngày Tết cổ truyền

Văn hóa của người Việt bắt nguồn từ văn minh nông nghiệp lúa nước. Do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau. Và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc giao thời. Trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng. Tức là Tiết Nguyên đán sau này được biết đến là Tết Nguyên đán. Tết Nguyên đán được khởi đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23 Tết), kéo dài đến mùng bảy Tết. Trong đó 3 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên thuộc về năm mới được coi là Nguyên đán – Tết đầu năm mới.

Đã từ lâu, ngày Tết cổ truyền đã được xem là một nét đẹp văn hóa lịch sử Việt Nam. Trải qua diễn trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt cũng như một số dân tộc khác như Mường, Tày, Nùng qua các thế hệ đã không ngừng giữ gìn, trao truyền. Cũng như bồi đắp các lớp văn hóa thông qua thực hành sinh hoạt lễ tiết. Và chính vì thế, Tết Nguyên Đán đã trở thành công đoạn sinh hoạt văn hóa đầu tiên. Và quan trọng nhất trong một năm của hệ thống lễ hội Việt Nam. Góp phần tô đậm cho bản sắc văn hóa dân tộc. Phản ánh một cách sinh động nhất cho tinh thần người dân Việt.

Văn hóa lịch sử Việt Nam thể hiện qua ngày Tết cổ truyền
Tết cổ truyền đã góp phần tô đậm cho bản sắc văn hóa dân tộc

Áo dài truyền thống trong lịch sử Việt Nam

Bên cạnh chiếc nón lá gắn liền trong cuộc sống hằng ngày của những phụ nữ miệt vườn. Thì áo dài cũng là một trong những yếu tố tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp của người phụ nữ vừa hiền dịu; vừa tinh khôi, thướt tha trong chiếc áo dài mang đậm bản sắc văn hóa lịch sử Việt Nam. Có thể nói rằng áo dài là hiện thân của dân tộc Việt. Một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm. Là “Quốc phục” biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Có lẽ hoàn hảo nhất chính là chiếc áo dài phụ nữ, giúp tôn lên vẻ đẹp của các chị em. Đó là sự cộng hưởng và kết hợp hài hòa mà tạo hóa đã ban tặng cho người phụ nữ Việt Nam.

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của từng vùng miền. Và không thể nào nhầm lẫn được với nhau. Sự đặc sắc, độc đáo trong văn hóa được thể hiện rõ nét qua những lễ hội truyền thống, trang phục; cho đến phong tục, tập quán. Từ xa xưa đến nay thì nền văn hóa Việt Nam vô cùng đặc sắc, phong phú và ấn tượng. Mà không một đất nước nào trên thế giới có được. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa lịch sử Việt Nam. Tiếp tục theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *