Đối với người Việt chúng ta, bữa ăn gia đình có ý nghĩa rất quan trọng và là biểu tượng của sự gắn kết, yêu thương và sum họp. Sau một ngày làm việc, học tập thì bữa cơm gia đình là nơi các thành viên quây quần bên mâm cơm và chia sẻ những câu chuyện trong ngày. Từ đó khiến mọi người xích lại gần nhau hơn. Hình ảnh gia đình ngồi quây quần để ăn cơm cùng nhau và trò chuyên vui vẻ cho thấy sự hạnh phúc, hòa thuận, sung túc.
Đối với khách đến thăm nhà và dùng cơm, chủ nhà thường tinh tế khi xếp chỗ cho khách và còn cẩn trọng xếp đồ ăn trên mâm sao cho thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, bên mâm cơm của người Việt còn có rất những quy tắc bất thành văn mà ngay từ tấm bé chúng ta đã được dạy và thuộc năm lòng. Nét văn hóa trong mâm cơm của người Việt như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
Văn hóa trong mâm cơm của người Việt
Người Việt gọi bữa ăn gia đình là “mâm cơm”, vì từ xa xưa cho đến nay, người Việt có thói quen dọn cơm vào mâm, tất cả món ăn được dọn chung trong một mâm và dọn cùng một lúc. Vì các món đều ở trong một mâm nên các thành viên gia đình phải cùng ngồi xuống, quây quần với nhau, tạo thành một không gian ấm cúng, gần gũi. Việc vừa dùng cơm vừa trò chuyện giúp mọi người hâm nóng tình cảm gia đình, duy trì sự gắn kết, nhất là trong thời đại của những bữa ăn hàng quán hay những món ăn nhanh “chớp nhoáng”.
Mâm cơm của người Việt thể hiện tinh thần “kính trên nhường dưới”. Người miền Bắc trước khi vào bữa có thói quen mời cơm. Người nhỏ mời người lớn dùng cơm, người lớn thường chờ con cháu tề tựu đông đủ thì mới muốn ngồi vào mâm, động vào bát. Trẻ em là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong bữa cơm gia đình. Những miếng ngon nhất, cơm dẻo canh ngọt đều được dành cho những thành viên bé tuổi nhất nhà, thể sự yêu thương, bao bọc, che chở của các thành viên trong gia đình.
Bữa cơm đối với người Việt có ý nghĩa như thế nào?
Văn hóa Việt Nam gắn liền với nông nghiệp lúa nước nên cơm trở thành món ăn chính. Và mỗi bữa cơm với người Việt không phải chỉ là để lấp đầy bụng no; mà còn là thời khắc để gia đình sum vầy, chia sẻ quan tâm, thể hiện sự yêu thương nhau. Chính ngay cách chọn mâm để cơm cũng là một cách thể hiện tính cộng đồng, tượng trưng cho sự sum vầy, hạnh phúc, là mong ước được tròn đầy.
Các món ăn bày biện trên mâm cũng không hề tùy tiện mà rất có quy tắc, các đĩa thịt, rau được xếp xen kẽ sao cho đẹp mắt hài hòa, những bát nước chấm nho nhỏ bày ở giữa, để ai cũng có thể tiện gắp, chấm đồ, mà không phải với, bắt chéo tay. Không để bát cà, bát dưa, những thức ăn kém giá trị trước mặt người cao tuổi, người trên. Hai bát canh không được đặt liền nhau…
Đặc biệt khi mời khách ăn cơm thì gia chủ sẽ ý tứ đặt món mặn gần phía người khách, hoặc món họ thích ăn, để họ dễ dàng gắp chọn. Hành động nhỏ này vừa thể hiện sự mến khách, cũng hàm ý khách cứ tự nhiên như người nhà.
Ẩm thực trong mâm cơm ba miền
Các món ăn của người miền Bắc thường có vị vừa phải, không quá cay nồng hay quá béo ngọt. Nước chấm được người miền Bắc ưa dùng là nước mắm loãng hoặc mắm tôm. Các món mặn chủ yếu được chế biến từ thịt, cá. Các món ăn miền Bắc thường thanh đạm hoặc có vị chua nhẹ như món canh sấu nấu sườn heo, rau muống luộc, thịt kho.
Nếu ẩm thực miền Bắc có sự nhẹ nhàng và tinh tế, thì ẩm thực miền Trung là sự đậm đà mạnh mẽ, người Trung có thói quen nêm gia vị đậm và cay nồng hơn. Nổi bật là mắm ruốc, mắm tôm chua, các loại nguyên liệu được sử dụng cũng phong phú và đa dạng hơn.
Khác với ẩm thực miền Bắc và miền Trung, khẩu vị của người miền Nam thiên về ngọt, cay và béo. Điều này thể hiện qua các món mắm cá sặc, mắm ba khía, hay những món ăn nấu cùng nước dừa. Người miền Nam ưa thích các món ăn từ hải sản đặc biệt là các loại cá.
Văn hóa ẩm thực trong bữa cơm của người Việt thể hiện thông qua cách giao tiếp; cư xử giữa các thành viên trong gia đình. Trải qua nhiều biến động về lịch sử, kinh tế, xã hội; nhưng ý nghĩa của bữa cơm gia đình vẫn giữ nguyên giá trị tinh thần. Và là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt.
Những nguyên tắc ứng xử trong ăn uống của người Việt
Những người cùng chung mâm cơm cũng cần tuân theo những quy tắc
Không chỉ tinh tế trong cách sắp đặt bàn ăn mà những người cùng chung mâm cơm. Cũng cần có theo những quy tắc bởi dù đề cao sự thoải mái và ấm cúng trong bữa ăn. Nhưng người Việt cũng rất chú trọng tính lịch sự. Bởi thế, những nguyên tắc ứng xử trong ăn uống luôn được áp dụng triệt để. Các bà các mẹ thường phải rèn lũ nhỏ rất kỹ; đặc biệt là các bé nữ bởi chúng phải theo cái chuẩn công ngôn dung hạnh theo suốt cuộc đời.
Ông bà, cha mẹ ngồi trên, anh chị em ngồi giữa; lẫn với trẻ con – có khi ông bà hay cha mẹ chiều chuộng; cho con bé cho cháu ngồi cạnh, vợ chồng ý tứ không ngồi bên nhau. Cũng như nàng dâu và con gái thì giữ chân đầu nồi xới cơm cho cả nhà. Trẻ ngồi mâm với người lớn thì lấy đũa so cho mọi người đặt đầu đũa to hướng ra ngoài. Ðưa bát cơm vừa xới cho người vai trên thì phải đưa hai tay.
Người Việt có tục lệ mời cơm để thể hiện sự kính trọng với người bề trên. Người lớn nhất trong nhà thường bắt đầu bằng câu “Cả nhà ăn cơm nào”; hay trong những dịp quan trọng thì chủ nhà trang trọng tuyên bố lý do. Tiếp đó các thành viên trong gia đình lần lượt mời bậc cao tuổi trước; người trẻ mời cơm người lớn; theo thứ tự lớn nhất trong nhà. Tiếng mời cơm trong bữa ăn của người người Việt; không đơn thuần là những lời mời vô thức; mà mang ý nghĩa răn dạy con cháu về lòng biết ơn.
Làm một vị khách nên chú ý vài quy tắc để giữ lịch sự và đáp lại sự hiếu khách của chủ nhà
Người Việt rất coi trọng bữa cơm nên luôn tạo cảm giác thoải mái; và ấm cúng trong suốt bữa ăn. Nếu bạn là một vị khách trong bữa cơm ấy thì bạn nên chú ý vài quy tắc; để giữ lịch sự và đáp lại sự hiếu khách của gia chủ một cách văn hóa và tế nhị.
Khi ăn, không nên ngồi quá sát mâm hay quá xa mâm cơm; để vừa tay gắp đồ ăn trong mâm. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói, cũng không được thổi đồ ăn nóng; mà phải múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát. Khi nhai, tối kỵ chép miệng hay tạo ra tiếng ồn khi ăn. Bạn nên chú ý cách chấm đồ ăn, chỉ nhúng phần thức ăn. Không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này tưởng chừng như đơn giản; mà lại cực kỳ có ý nghĩa trong việc giáo dục nhân cách con người. Bởi nó có thể không ngon với người này nhưng ngon với người khác; và dù gì món ăn đó cũng được làm nên từ công sức; tâm huyết của người chế biến nên chúng ta không ai có quyền phê phán hay chê bai.
Bữa cơm gia đình của người Việt ẩn chứa nhiều đạo lý, thể hiện tình cảm yêu thương; gắn bó giữa các thành viên trong gia đình đồng thời thể hiện nét văn hóa ứng xử khéo léo của người Việt.