Về miền Tây đừng quên thưởng thức lẩu cua đồng dân dã

lẩu cua đồng

Đến với miền Tây sông nước, bạn đừng quên thưởng thức món lẩu cua đồng dân dã. Để có món lẩu thơm ngon, khâu chọn cua đồng vô cùng quan trọng. Chọn cua nên chọn con còn sống và sau đó rửa sạch. Tách phần mai cua và thân cua rồi khêu lấy gạch cua để riêng. Sau đó xay cua lấy nước cốt, thêm đường và muối vào nồi và nấu sôi lên. Sau khi nước cua sôi lên bạn vớt lấy phần gạch cua nổi lên để riêng ra. Cuối cùng, chuẩn bị rau ăn kèm với lẩu như: rau bí, mồng tơi, rau trai, bầu, mướp, tía tô…

Nguyên liệu làm lẩu cua đồng

Không nổi tiếng như lẩu cá linh bông điên điển, cũng chẳng đậm mùi như lẩu mắm, lẩu cua đồng thơm thơm nồng vị cua, ngọt ngọt vị nước dùng, thanh dịu với những loại rau và gia vị dân dã kết hợp lại. Lẩu cua đồng là món ăn quen thuộc của bà con ở Miền Tây sông nước, tuy nhiên mỗi nơi lại biến tấu món ăn theo một kiểu khác nhau, bằng cách ăn kèm với nhiều loại rau khác nhau, nhưng vẫn giữ được mùi vị ngon ngọt, thanh mát đặc trưng của cua đồng.

trình bày món lẩu cua đồng
Lẩu cua đồng nổi tiếng miền Tây

Đúng như tên gọi của nó, nguyên liệu chính làm nên hương vị cho món lẩu cua đồng Miền Tây này chính là cua đồng. Cua đồng vốn là một nguồn thực phẩm dân dã, lành tính, phổ biến ở khắp Việt Nam. Cua đồng có thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú, đặc biệt là nguồn canxi. Thịt cua đồng có tính mát với tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm tan máu tụ, mạnh gân xương, chữa mụn nhọt, giải cơ, sưng tấy, sốt nóng, viêm cơ, tiêu hóa kém.

Để làm món lẩu cua đồng Miền Tây, khâu chọn cua là rất cần thiết. Người ta chọn những con cua còn sống, thịt chắc, nhiều gạch, đem đi rửa sạch, tách mang, lấy gạch ra để riêng. Sau đó giã nhuyễn, cho vào nồi, thêm ít đường, ít muối vào và nấu sôi. Khi sôi thì khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, vớt để riêng ra bát, còn phần nước thì được sử dụng làm nước lẩu.

Mỗi địa phương ở miền Tây lại làm lẩu cua đồng khác nhau

Đều là lẩu cua đồng, nhưng tùy mỗi địa phương lại ăn với các loại nguyên liệu khác nhau. Ở Đồng Tháp, người ta ăn với tôm, giò, đọt nhãn, rau trai, bông bí,…vị hơi nhẫn nhẫn nhưng lại mát. Ở Kiên Giang, Bạc Liêu thì nguyên liệu ăn kèm lại phong phú hơn. Ngoài tôm, chả ra thì còn có cá bống mú, ghẹ tươi, nấm, rau mồng tơi,… Nó làm đậm vị ngọt tự nhiên mà lại không cảm thấy ngấy.

ăn lẩu cua đồng
Thưởng thức lẩu cua đồng

Mặc dù có sự khác nhau như vậy, nhưng vốn dĩ thì món ăn này không có một chuẩn mực nào nhất định cả. Tùy thuộc vào khẩu vị và thói quen của từng người, ở từng vùng miền mà có cách kết hợp không giống nhau. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, món ăn này vẫn hấp dẫn. Bởi mùi thơm nồng của cua đồng, vị ngọt nước dùng điểm thêm ít cà chua, hành hoa, ngò rí,…Chỉ chừng ấy thôi mà lại hấp dẫn đến vô cùng.

Trong cái tiết trời nóng nực mùa hè này, chắc chắn rằng, ai cũng mong muốn cùng gia đình thưởng thức vị thanh mát, ngon ngọt của nồi lẩu cua đồng dân dã. Nếu có dịp về với Miền Tây, đừng bỏ qua món ngon này bạn nhé!

Tạm kết

Có thể coi lẩu cua đồng như một món canh ăn kèm với cơm. Nhưng ở hàng quá thường ăn lẩu kèm bánh đa hoặc bún. Dù thưởng thức cách nào, món lẩu cua đồng vẫn là món ngon, hương vị lạ, hấp dẫn. Dân sành thì điệu coi đây là món “lai rai” hết ý.

Ngoài cua và hải sản, lẩu cua đồng không thể thiếu các loại rau, củ, quả. Nhưng phải là loại rau bình dị, thân quen và ngọt lành mới đúng điệu. Tuyệt nhất là mồng tơi, rau dền, rau cần nước. Cải trời, tía tô, bầu, mướp, bông bí, điên điển, lục bình… và các loại nấm. Không chỉ kích thích vị giác, chúng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực.

Chỉ nhìn các món ăn bày trên nồi lẩu một cách hài hòa đẹp mắt với đầy đủ màu sắc. Mùi vị quyến rũ cũng đủ tác động vào mọi giác quan. Bên cạnh nồi lẩu tỏa hơi nghi ngút. Chỉ cần một làn khói mỏng bốc lên từ cái mùi thanh tao dịu ngọt của miếng riêu cua hòa cùng thứ nước mằn mặn, cay cay thơm nồng. Nó cũng đủ làm cho người ăn háo hức, ăn đến… vã mồ hôi mà vẫn thấy thèm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *