Người Thổ Nhĩ Kỳ coi rượu Raki như là loại thuốc quý; cổ truyền giúp làm dịu những cơn đau tim và xoa dịu tâm trí nhưng không cần phải kê đơn. Chúng ta không mua được “loại thuốc” này ở bất kì nhà thuốc thông thường nào. Raki, rượu nho khô, hay còn được gọi là rượu sư tử là thứ đồ uống “quốc hồn quốc túy” của nước Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều du khách khi có dịp đến thăm đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ấn tượng bởi cách những người dân nơi đây thưởng thức rượu Yeni Raki. Hiếm có nơi nào trên thế giới có thể pha nước vào trong rượu để tạo nên một thức uống độc đáo và mới mẻ đến vậy. Để hiểu thêm về rượu Raki hãy cùng đọc bài viết dưới đây của chúng tôi.
Rượu Yeni Raki loại rượu truyền thống của người Thổ Nhĩ Kỳ
Yeni Raki là một loại rượu truyền thống của người Thổ Nhĩ Kỳ. Rượu Raki được làm từ nho zaraki lên men pha với nho, sung ngọt, mận và hoa hồi. Rất khó có thể xác định được thời gian chính xác mà chai rượu Raki đầu tiên ra đời. Tất cả các tài liệu ghi chép về loại rượu này đều công nhận rằng rượu Raki được tìm thấy trên lãnh thổ của đế chế Ottoman. Từ “Raki” được lấy trong chữ “Araki” hoặc “Ariki”.
Điểm đặc biệt của những chai rượu Raki được bộc lộ rõ khi bạn hoà nước vào rượu. Rượu Raki từ trạng thái trong suốt sẽ chuyển thành màu đục như nước gạo. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng ouzo hoặc louche.
Lý giải điều này, người ta cho rằng trong hoa hồi có một hợp chất tên là Anethole. Chất này sẽ hoà tan trong dung môi ethanol nhưng lại không tan trong nước. Chính vì thế mà rượu Raki còn được biết tới với tên gọi là “rượu sư tử”.
Cách uống Raki theo phong cách của người Thổ Nhĩ Kỳ
Người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ uống Raki cùng nước hoặc đá lạnh. Raki sẽ được rót vào loại ly cổ con cò với tỉ lệ 4:1, nghĩa là 4 phần rượu và 1 phần nước. Có 3 cách để thưởng thức rượu Raki:
Uống trực tiếp: Đây là cách uống áp dụng cho mọi loại rượu chứ không riêng gì Raki. Tuy nhiên, cách uống này không nên áp dụng khi bụng của bạn đang trống rỗng. Trước khi uống Raki, hãy ăn nhẹ một chút bánh hoặc phô mai.
Uống cùng nước: Cách uống Raki đúng chuẩn là phải pha cùng với nước. Khi này rượu sẽ chuyển sang màu như nước gạo và hương vị cũng nhẹ bớt đi. Nhiều người lại không thích cách uống này bởi họ muốn tận hưởng hương vị đậm đà của rượu Raki nguyên chất.
Uống cùng đá viên: Người Thổ Nhĩ Kỳ còn uống rượu Raki cùng với đá viên. Trước hết, bạn hãy nhấp một ngụm rượu và tiếp tục cho một viên đá vào. Giữ đá trong miệng và để rượu và đá hoà quyện vào nhau trước khi nuốt.
Khi thưởng thức rượu Raki, người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ăn kèm Meze (một loại bánh truyền thống) hoặc phô mai feta. Khi chúc rượu Raki cùng bạn bè, người ta thường chỉ cụng đáy ly chứ không cụng thành cốc. Bởi người Thổ Nhĩ Kỳ quan niệm rằng việc chạm thành cốc vào nhau là tỏ ý không tôn trọng đối phương.
Nếu trong nhóm có người vắng mặt hoặc đã khuất những người tham dự bữa tiệc sẽ cùng đập nhẹ đáy ly xuống bàn. Đây được coi như một cách để tưởng nhớ người đã khuất khá đặc biệt.
Liệu pháp Raki
Trong những đêm sẻ chia như vậy, uống Raki, tụ tập bên những người bạn thân đã trở thành những buổi “trị liệu tâm lý” hiệu quả, khi một người chia sẻ những rắc rối, những vấn đề trong cuộc sống của mình để những người khác có thể đưa ra ý kiến, những lời động viên chân thành giúp tháo gỡ những rắc rối đó cũng như tạo ra buổi thảo luận chung về ý nghĩa cuộc sống.
Những cuộc “thảo luận”, chia sẻ như thế này còn được gọi là clingir sofrasi; có thể dịch nghĩa là “bàn rượu của người thợ khóa”. Nhờ Raki, ngay cả người dè dặt, nhút nhát nhất cũng có thể mạnh dạn chia sẻ lòng mình;mở cánh cửa tâm hồn để những người bạn thân giúp họ tháo gỡ.